Nghe đâu, có bảo vật này là có thể nắm trong tay ngũ hành,
đảo lộn thủy thổ. Những thần nhân nuốt mây nhả khói trong truyền
thuyết vào thời thượng cổ là có thật. Hoàng đế đã phải dựa vào sức
mạnh của bảo vật này mới có thể thống nhất Cửu châu, thống nhất
Trung Nguyên!
Thiệu đi chuyến này, quả thực cũng vì hy vọng sẽ đoạt được
bảo vật ấy. Khi thấy nó đột nhiên xuất hiện, bản năng của hắn đã
kêu gào đòi chém giết; nhưng khi hắn vừa muốn nhảy xuống, Thuỷ
Căn lại kinh sợ la lên bài hãi, điều đó khiến Thiệu thoáng do dự.
Đúng lúc này, Đới Bằng chợt liếc thấy khối tinh thạch kia. Bị
ánh huỳnh quang của tinh thạch mê hoặc đến quên mất phải bơi
đứng, hắn ‘vong ngã’
(quên mất bản thân)
đưa tay chạm vào.
Ngư phụ bị thiến vốn đang đau đớn lăn lộn trong nước, đột
ngột phóng thẳng về phía Đới Bằng như thể bị nam châm hút; cái
miệng rộng của nó há ra, và từ đỉnh đầu Đới Bằng thoát ra một
luồng khói đen, bị Ngư phụ hút vào bụng. Khi làn khói bị hút hết,
Đới Bằng ngừng giãy giụa, và dần dần chìm xuống đáy hồ.
“Nó lấy lòng tham của con người làm thức ăn…” Thiệu chợt
cúi đầu thốt ra một câu như thế.
Thuỷ Căn vỡ lẽ, xem ra khối tinh thạch đã khơi dậy lòng
tham của Đới Bằng, làm Ngư phụ hút đi linh thể hắn. Nói như vậy,