hơn, còn cái chứng tích làm chị đau khổ thì vẫn sừng sững. Trên đỉnh Sủng
Phìn, nó đứng nghênh ngang, giương đôi tai thủng ra trêu ngươi mọi người.
Tôi mang thai, mẹ chồng canh từng tí một không cho đến gần Sủng
Phìn. Ớ đó có ma, đàn bà chửa cấm lai vãng đến mà nó lấy mất con. Nhiều
lúc còn thấy mẹ chồng lẩm bẩm: “Nhà này có nợ với cái cột đá giẽt người
ẩy. Hổn con Pháy d trên đó rổi, con nó cũng d trên đó, không về đây song
được nên mới thẽ ”. Nhưng nếu là con thì là của nhà họ Tráng này, chứ có
phải của nhà anh Sùng đâu mà theo lên đó ở được.
Anh ấy có ở đó mãi đâu mà bắt con cháu họ Tráng đi theo. Bây giờ đã
đầu thai thành cái gì rồi cũng nên, chả còn quanh quất ở thế giới người nữa.
Mà cũng chả biết, những người chết oan và kỳ quặc như thế thì có thành
ma tốt mà đầu thai không. Nếu thế thì anh ấy vẫn ở quanh chị Pháy, không
cho chị có con với người khác. Chị Pháy có nghĩ thế không, ngày trước có
yêu nhiều không mà cứ lặng lẽ sống chờ. Chờ anh ấy về đón hay chờ đến
lúc chị chết.
Cũng không biết anh còn sống hay đã chết mà đoán định được. Người
bản vẫn rầm rì rằng anh chưa chết, bị hành hình mấy ngày liền chim lợn,
cú, quạ kêu rầm trời. Ngày cũng như đêm chúng bay đen cả khoảng trời
trên đầu cây cột đá. Chị cũng chỉ được nghe kể lại thôi, vì những ngày ấy bị
thống lý Giàng Súng nhốt chặt trong buồng, có người canh mấy vòng.
Là con nhà thống lý nhưng cũng chỉ là con gái, sống như người làm
thôi, lớn lên đi làm dâu nhà khác, không mang họ, làm ma nhà thống lý
được nên chỉ sống đợi đến ngày lớn lớn một tí là có người rước đi. Quan
trọng là nhà đẻ được mấy đồng bạc, mấy con bò và mấy trăm rượu. Ây vậy
mà chị đã làm cái việc ô uế để giá trị con gái mất thì bị nhốt là phải. Nhưng
rồi mấy năm sau thống lý vẫn lấp liếm được chuyện đó, gả chị cho nhà họ
Tráng vẫn lấy được bao nhiêu của cải để đền ơn cha mẹ.