Khi đó một bệnh nhân nam chừng hai mươi tuổi đã sáp lại sát sau lưng
cô. Mặc dù đấy cũng là chuyện thường ở bệnh viện nhưng cô bỗng thấy bất
an. Những bệnh nhân ở đây coi thường cả khoảng cách cần thiết phải giữ
giữa cơ thể người với người, coi thường cả khoảng thời gian vừa phải để có
thể nhìn ai đó. Nếu có cái gì đó gọi là vô lý ở những ánh mắt vô hồn bị
đóng khung trong cái thế giới của riêng họ, thì phải chăng đó chính là rất
nhiêu bệnh nhân có ánh mắt tỉnh táo đến mức có thể nhầm họ là bác sĩ.
Giống như em cô cũng đã có lúc như thế.
– Cô y tá ơi, tại sao lại cứ để mặc kệ người kia như thế. Cứ đánh tôi suốt
đây này.
Giọng nói the thé của nữ bệnh nhân chừng ba mươi tuổi hét lên với y tá.
Chứng hoang tưởng bị hại của bệnh nhân đó mỗi lần cô đến lại thấy nặng
hơn.
Cô gật đầu chào người y tá.
– Trước mắt, tôi cứ đi nói chuyện với em nó đã ạ.
Nhìn nét mặt các y tá đùn đẩy nhau cũng có thế nhận thấy họ đã quá mệt
mỏi với Yeong-hye rồi. Không ai trong số họ nghĩ rằng sự thuyết phục của
cô sẽ thu được kết quả. Cô bước ra, cẩn thận lách qua các bệnh nhân, cố
gắng để không bị chạm vào người ai. Cô bước về hướng hành lang phía
đông, nơi có phòng bệnh của Yeong-hye. Vừa mở cửa phòng bước vào
trong, một người phụ nữ tóc ngắn nhận ra cô, bước tới.
– Chị đến rồi ạ?
Đó là cô Hui-Ju đang điều trị nghiện rượu và chứng trầm cảm. Cô có
dáng người hộ pháp, giọng nói khàn khàn nhưng đôi mắt lại tròn xoe nên
trông có phần dễ thương, ở bệnh viện này họ giới thiệu cho những bệnh
nhân có các kỹ năng tốt chăm sóc bệnh nhân mất trí và nhận tiền coi như
làm thêm từ người nhà, khi Yeong-hye liên tục từ chối không chịu ăn uống,
đi lại khó khăn cô đã phải nhờ vả Hui-Ju rất nhiều.
– Chị vất vả quá.