vai, anh ta đi về phía các đồng đội cạnh khu nhà chung cư. “Nghi phạm” kia,
người đã ở trong xe, quay lưng lại để được gỡ còng. Wilkins thả anh ta ra.
“Con tin”, do một sĩ quan cảnh sát gốc Latinh không hề có thai mà Sachs
quen biết nhiều năm đóng vai, cũng tới chỗ họ. Cô vỗ lưng Sachs. “Giỏi
lắm, Amelia, cứu được tôi rồi nhé.”
Sachs vẫn giữ khuôn mặt nghiêm trang, dù cô thấy hài lòng. Cô thấy mình
như một sinh viên vừa ghi điểm cao cho một kỳ thi quan trọng.
Mà thực tế, mọi chuyện chính xác là như thế.
Amelia Sachs đang theo đuổi một mục tiêu mới. Cha cô, Herman là một
cảnh sát tuần tra thuộc Đội Tuần tra khu vực suốt cuộc đời ông. Sachs giờ
đang ở cùng cấp bậc đó và có thể sẽ phải hài lòng với việc ở lại vị trí đó
thêm vài năm nữa trước khi được thăng cấp, nhưng sau vụ 11 tháng Chín, cô
quyết định cống hiến nhiều hơn. Nên cô đã nộp hồ sơ để được thăng cấp
thành trung sĩ cảnh sát.
Không có lực lượng thực thi pháp luật nào chiến đấu chống tội phạm
giống như các thanh tra của NYPD
. Truyền thống của họ có từ thời của
viên thanh tra cứng rắn, sáng láng Thomas Byrnes
, người được bổ nhiệm
đứng đầu Sở Cảnh sát còn non trẻ vào những năm 1880. Mẹo của Byrnes
bao gồm đe dọa, nắm đầu và sự suy diễn tinh vi – ông có lần đã phá một
đường dây trộm cắp lớn bằng cách lần theo một sợi vải nhỏ xíu tìm thấy ở
hiện trường tội ác. Dưới sự chỉ huy khoa trương của Byrnes, các điều tra
viên ở cục trở nên nổi tiếng là những kẻ bất tử và họ góp phần giảm mạnh tỉ
lệ tội ác trong thành phố mà thời đó loạn không kém gì miền Viễn Tây.
NYPD, viết tắt của “New York Police Department”, nghĩa là “Sở Cảnh sát
thành phố New York”.
Thomas Byrnes (1842 – 1910), người Mỹ gốc Ireland, cảnh sát trưởng đầu
tiên của thành phố New York.
Cảnh sát Herman Sachs là một người sưu tập các kỷ vật về sở cảnh sát.
Không lâu trước khi qua đời, ông đã cho con gái mình cổ vật ông thích nhất:
một cuốn sổ tay nhàu nát từng thực sự được Byrnes sử dụng để ghi chú về
các cuộc điều tra. Khi Sachs còn trẻ – và mẹ cô không có bên cạnh – cha sẽ