hài lòng. Thế cháu muốn thế nào?
Cháu và mẹ nhớ biển lắm.
– Không phải là mấy bữa tết cháu đã về biển rồi hay sao?
– Dạ có! Nhưng còn mẹ .... Mẹ cháu khổ tâm lắm, ông có biết không?
– Ông biết chứ? Nhưng mẹ cháu là con của ông, chẳng ai có quyền gì chỉ
trích. Mẹ cháu cũng phầi được như cô Thanh chứ à! Cháu gọi là dì Thanh.
– Vâng! Cháu biết ...
– Có muốn làm gì thì bàn với ông xem thế nào chứ chuyện rời bỏ nơi đây
thì không được. Mẹ con cháu cũng phải có phần ở trang trại này chứ!
Bà Hà Thơ lắc đầu nói:
– Ba à! Chúng con sẽ không nhận gì ở đây dâu. Bây giờ có ba chúng con
được che chở, sau này hai mẹ con sẽ ra sao cho nên có lúc:
có lúc ông Thuận đặt chén cơm lên bàn rồi nói:
– Ba biết, lúc đó ba đã định như thế cho nên con và cháu cứ ở đây mãi, ba
sẽ để cho hai mẹ con một vườn trà ở chung quanh đồi khu có ngôi nhà ...
Sau này có muốn xây cất hay làm gì thì làm.
Thiếu Mơ gấp thức ăn cho ông ngoại và nói:
Ông bà ... mẹ con cháu thích có một cửa hiệu đồ len, quần áo may thêu. Mẹ
cháu rất thạo việc này. Mẹ cháu phải làm ở khu đồi trà ...mẹ khổ tâm lắm.
– Ông đã bảo vào công ty làm việc khác, sao cứ làm với công nhân hái trà.
– Mẹ cháu ...đâu có yên thân.
– Sao? Sao? Không yên thân.
Từ ngoài bà và mợ Thuận Khánh, có cả Nhật Lan nữa chứ! Giọng của bà
càng dữ dội hơn:
Nó là con gái của ông, vậy mà ông bỏ cả bữa cơm ở nhà để qua đây ăn.
Như vậy mà ông coi được hay sao? Ông Thuận à! Chẳng lẽ về già rồi ông
sinh tật, tôi không hiểu nổi bao nhiêu năm qua rồi mà lúc nào ông cũng sợ
hai mẹ con cô ấy thiệt thòi. Cháu ngoại, cháu nội ... đứa nào chắng là cháu
... chứ! Sao ông lại thiên vị để cháu con nó buồn ông Vĩnh Thuận trầm tĩnh
nói:
– Bà đã nói hết chưa ... Tại sao bà và các con lại ăn nói lung tung như thế.
Tôi đã trình bày rõ ràng rui mà, tại sao lại đối xử với mẹ con của Thiều Mơ