rặng Andes - đang ẩn náu trong làn khói vàng chán ngấy tỏa ra từ thành thị
dưới chân nó như thường lệ.
Và giờ thì, bốn bề xung quanh George, những bóng người đang tiến
sát lại gần, từ mọi hướng vượt qua lối ông đi, đó là những cô cậu sinh viên,
những sinh vật hữu hình, những nguyên liệu thô sơ được nuôi dưỡng hằng
ngày tại nơi đây, vượt qua chặng đường dài trên xa lộ chờ để được nhồi
nhét, đóng gói và chuyển ra chợ bán: Da đen có, Mexico có, Do Thái có,
Nhật có, Trung Quốc có, La tin có, Đông Âu có, Bắc Âu có, những cái đầu
đen nhỏm lấn át những cái đầu vàng. Có kẻ vội vã cho kịp thời gian biểu,
có kẻ đứng quanh quẩn vô công rồi nghề buôn chuyện với nhau, có kẻ vừa
đi vừa nghiêm túc tranh cãi, có kẻ lẩm nhẩm bài học một mình, kẻ nào cũng
tay nách xách mang hàng đống sách trên mình, kẻ nào cũng căng thẳng lo
lắng.
Chúng nghĩ chúng đang làm gì ở đây? Ừ thì còn gì khác ngoài việc
chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống trước mắt (Có nghĩa là công việc, sự ổn
định để có thể nuôi dưỡng con cái của chúng sau này). Nhưng bất kể những
hướng nghiệp viên đã khuyên nhủ gì, bất kể những tờ bướm nói bao nhiêu
tiền chúng sẽ kiếm được nếu chọn những ngành học tân tiến - như dược sĩ,
kế toán hay hàng loạt những công việc đa dạng chúng có thể có nếu chọn
ngành điện tử chẳng hạn - vẫn có không ít sinh viên theo đuổi văn chương,
kịch nghệ. Đờ đẫn vì thiếu ngủ, chúng tranh thủ vội vàng ngoệch ngoạc
chút thơ văn trong giờ giải lao giữa các tiết, trong lúc chuyển ca làm thêm
buổi tối, hay trong cuộc sống gia đình bận rộn. Đầu óc chúng mụ mị với
ngôn từ khi đang lau chùi sàn nhà của các văn phòng cao ốc, phân loại thư
trong bưu điện, pha sữa cho trẻ nhóc hay rán hăm bơ gơ trong nhà hàng.
Đâu đó trong sự nô lệ của cuộc sống với những ràng buộc của chúng, một
giọng nói thì thào thúc giục chúng hãy sống đi, hãy trải nghiệm và tận
hưởng đi. Chúng tự hỏi, “Một mùa ở địa ngục”, “Hành trình xuyên đêm”,
“Bảy cột thông thái”, “Ánh sáng khuyết”... Liệu chúng có bao giờ viết được