cũng chả còn hình dung lại nó như thế nào.
Fresno là trung tâm một thung lũng lớn, tên San Joanquin lại đọc là
"Wahkeen", còn anh Leo thì hát cho bọn học trò ở trường trung học Long
Fellow nghe bài ca như sau:
San Joaquin, ngời thung lũng xanh,
Em đẹp nhất trần đời, không đâu sánh.
Hoa cam nở, hương lừng khắp chốn,
Mặt trời lên, toả ánh dương tràn…
Đi từ Fresno đến trung tâm và miền duyên hải Bắc California, ta có nhiều
hướng để tới, mỗi lối có một phong thổ khác nhau rất nhiều, có nơi ngoằn
ngoèo khúc khuỷu như khi qua Coast Rangers, có nơi đường bẩn thỉu giữa
những ngọn đồi, trên thì diều hâu bay liệng, dưới thì bầy cừu và một mục
tử cùng con chó chạy lăng xăng, cũng có nơi gây cho ta cảm giác như đang
lạc vào một xứ sở xa lạ nào. Nhưng một khi đã đến đó rồi, thì ý nghĩ duy
nhất trong đầu bạn sẽ là "Nếu ở đây có được nhiều người khá giả đến và
biến nó thàn những vườn rau, vườn nho, thành một thành phố thì hay biết
mấy nhỉ?"
Chà, thế mà họ không làm gì mới ác chứ, nhưng dù sao đi nữa thì đó cũng
không là một chuyện dễ dàng chi mấy, vì dù cần thiết chăng nữa, người ta
vẫn thích ở New York hơn chứ.
Những con đường, những xa lộ chạy quanh Fresno thì luôn luôn thú vị,
nhưng con đường và đất đai mà tôi nhớ mãi, là chốn này:
Câu chuyện về 640 mẫu đất khô cằn mà người chồng dì Út tôi, chú Dikran,
mua và muốn biến thành một khu vườn.
Dikran chọn khoảng hai mươi mẫu để trồng lựu. Tôi cũng làm việc trên
khu đất này với một người tê nlà Nazaret Torossian. Kế hoạch bị hỏng,
những cây lựu bị bỏ rơi, chú Dikran xoay qua những chương trình khác.
Năm tháng trôi qua, chúng tôi không có dịp để trở về thăm những cây lựu
tuyệt diệu mang đầy quả nũng nịu ấy nữa. Nhưng một năm nọ, tôi có dịp
cùng thằng Aram, con trai của tôi, lúc đó nó mới lên năm, lái xe về thăm
chốn cũ một cách ngẫu nhiên. Chẳng là, khi chạy đến đại lộ Ventura, nơi
sắp đến vườn nho của ông chú Levon, chỉ cần rẽ phải là đến ngay nhưng tôi