sự sống, ông hiểu chứ?
Tôi nói, Cái đó khác. Nói vậy thì ai ai cũng bị cả rồi. Còn đây, chẳng bởi vì
tôi là nhà văn?
Ông nói, Không phải vì ông là nhà văn, mà vì ông sắp chết, thôi quên nó đi,
vì ai rồi cũng sẽ tiêu vong.
Tôi nói, Trời đất, có thiệt không đấy?
Ông nói, Thật mà, ông còn biết rõ hơn tôi cơ, không có ai trong chúng ta,
bất cứ lúc nào, lại cách cái chết hơn một phút. Ông biết rõ điều đó mà.
Thiếu oxy và hydro, như một người đang chết đuối, có thể đưa chúng ta đi
biệt trong nháy mắt. Mất tương quan, mất quân bình hay vị trí, như khi bị
ngã, có thể đưa chúng ta thăng thiên trong vài giây. Va chạm, như khi một
người bị đưa nhanh tới một đối tượng làm bằng một chất thể cứng hơn
mình, và đùng một cái, ta biến đi như một ánh chớp. Đó là những cách đi
trong rủi ro và dữ dội, nhưng thường thì không ai trong chúng ta ở cách cái
chết hơn một phút.
Thế là tôi quyết định lờ đi, quên quách những cơn đau âm ỉ trong đầu.
Dầu vậy, đó là cái tin buồn nhất tôi được nghe trong nhiều năm nay, vì một
đêm nọ ở New York, tôi đã gặp hắn, nói chuyện với hắn, và nghe hắn chơi
dương cầm suốt hai tiếng đồng hồ. Hắn chỉ là một đứa trẻ và chẳng ai
muốn bất cứ một người nào như vậy mà lại chết đi vào cái tuổi ba mươi
lăm, ba mươi sáu. Cũng không ai muốn cho bất cứ kẻ nào biết nghe âm
nhạc mà lại qua dời trong khi người đó vẫn còn là một đứa trẻ. Tôi, có lần
nói chuyện với thiên tài Sibelius về những ước muốn như vậy đấy. Silbelius
lúc ấy đã gần bảy mươi.
Tôi ở thành phố nhà khi nghe tin đó. Một người anh em họ cho tôi biết.
Hắn lái chiếc xe Chevrolet đến nhà bà tôi và chúng tôi chạy một mạch đến