đứa bé nằm trong cái thùng, nó cười với ông, cười êm lặng, và năm này qua
năm khác, càng lớn lên nó càng giống ông, chẳng khác nào như khi ông
còn là một cậu bé ở quê nhà. Giờ thì thằng nhỏ đã cao to bằng ông, phốp
pháp, cũng với cái đầu và khuôn mặt đó, cũng tóc vàng hoe dày rậm.
Bà mẹ là một người Mỹ, một cô gái mà Nick Frantisek đã gặp ở
Pennsylvania ba mươi năm trước, khi ông đang làm phu hầm mỏ ở đó và
chỉ bập bẹ vừa đủ vài ba tiếng Anh giả cầy. Bà vẫn là cô gái mà ông hằng
yêu thương. Ông chưa hết cảm kích về việc bà là người Mỹ, một cô Mỹ
xinh xắn. Những thằng con hoặc giống bà, hoặc giống cả hai, mỗi người
một nửa. Chúng đều là những đứa con ngoan, riêng thằng út này coi bộ
giống ông hơn cả. Mẹ thằng nhỏ cũng hài lòng về điều đó không kém gì
ông bố.
Từ những buổi đầu bà vợ ông đã học kha khá về về tiếng Tiệp để làm vui
lòng chồng, và bài cười thân ái làm sao, như một người ngoại quốc ở nước
Mỹ, một Tiệp kiều vậy, một công nhân to lớn và chất phác trong một thế
giới hỗn tạp, cuồng điên và lộng lẫy. Những người khác, những kẻ lạ, đã
khiến gã ngoại kiều trong ông thích thú, họ đã gây cho ông nhiều phấn
khích bởi những khác thường nho nhỏ, ngay cả nơi mấy thằng nhóc nhà
ông , ông yêu biết bao cái đặc Mỹ của tâm hồn chúng, khả ái lẫn cởi mở
hồn nhiên cùng cái tinh thần bộ tộc của mẹ chúng trong mỗi đứa. Ông cố
dạy cho chúng học sơ qua một ít tiếng Tiệp, chúng học nhưng chúng luôn
luôn coi đó là một cái gì buồn cười ghê lắm, chính ông đôi khi cũng cảm
thấy như thế. Chúng cười rộ lên khi ông hỏi chúng bằng cái giọng trầm
trầm về tên của chúng, cha ông tổ tiên chúng là ai, và phải đợi chúng trả lời
khó nhọc bằng cái giọng và âm điệu ngoại quốc ngượng nghịu buồn cười,
chúng còn bịa thêm ra vài âm sắc chim chuột gì nữa, rồi cả nhà bò lăn ra
cười. Tuy nhiên Joe mới là đứa thực sự muốn học tiếng của quê cha, nó nói
khá và có vẻ thích nữa, nhất là lúc chỉ có hai bố con với nhau.
Ông bố đã gọi tên thằng con, như một người Tiệp này nói với một người