William Saroyan
Người có trái tim trên miền cao nguyên
Dịch giả: Huy Tưởng
Chương 12
Ăn mày
Ai xin ai? Ai thực sự ăn xin?
Khi số tiền đầu tiên kiếm được tương đối khấm khá bằng nghề viết, tôi thấy
cần phải cho bất cứ người ăn xin nào khi bắt gặp hoặc họ chìa tay ra xin.
Khi du lịch ở Nga năm 1935, tôi trao chút tiền nhỏ cho những ai cần đến,
lúc đó tôi hết sức ngạc nhiên khi người ta bảo rằng làm như thế nhà nước
không tán thành, vì chẳng những không giải quyết haycải thiện được gì mà
lại còn khuyến khích một lối sống nhục nhã, những kẻ lý ra được xã hội
nâng lên, v.v. và v.v.. Nhưng kỳ thực thì chính phủ Nga có lý hơn chính phủ
của chúng ta nhiều, luôn luôn quyên tiền cho dủ loại kế hoạch rất xứng
đáng, mặc dù chế độ thuế má nghiêm nhặt đã giúp họ tận thu được những
món tiền kếch xù, nhưng cũng có ý kiến cho rằng những món tiền lớn ấy đã
bị phí phạm trong những tiêu pha cực kỳ phi lý. Có nhiều cơ quan từ thiện
luôn đi quyên góp mỗi năm, công việc thường gặp thuận lợi, bởi vì cái
công việc khoan thai bỏ ra một hai đồng vào đó khiến cho thiên hạ cảm
thấy hạnh phúc, một niềm hạnh phúc mới dễ dàng mà lại cao cả thanh sạch
làm sao.
Có lần tôi làm khách du lịch, và tôi đến ngay Âu Châu.
Tôi bước ra ngoài và nhìn ngắm thế giới. khắp nơi đều thấy có cùng một
điều: Thế giới và ăn mày. Tôi thấy đủ loại ăn mày hữu hiện. Ăn mày giàu
và ăn mày nghèo, ăn mày ngạo mạn và ăn mày kính cẩn, ăn mày béo và ăn
mày gầy, ăn mày mạnh và ăn mày yếu, ăn mày còn toàn vẹn và ăn mày
khuyết tật, ăn mày khôn lanh và ăn mày trì độn.
Lại thấy ăn mày tài tử và ăn mày chuyên nghiệp.
Nghĩ cho cùng, tất thảy con người trên cõi đời này đều là ăn mày cả, thế