NGƯỜI CỦA GIANG HỒ - Trang 208

mình, nổi gai ốc của tôi, Thiếu tá Nguyễn Đức Thành, Phó phòng PX15
Công an tỉnh đã cay đắng bổ sung:

– Đó là chưa kể những người đã bỏ mạng tại bãi vàng Phước Sơn đấy.

Dân đào vàng toàn người tứ xứ, sợ luật pháp nên không ai trình, ai báo. Dù
cố gắng mấy, ngành công an cũng không thể thống kê chính xác được. Chỉ
riêng bãi Nguyễn Văn Ngọc đã có 21 người chết. Tỉnh phải đem máy xúc
lên đào suốt cả tuần mới lấy được xác các nạn nhân!

Biên độ chệch chuẩn quá lớn giữa các con số của báo cáo quan liêu và

thực tiễn sống động đã khiến thói quen phân tích cố hữu của gã nhà báo là
tôi mường tượng ra một đời sống khốc liệt, khốn khổ và đang bị lãng quên
ở vùng vàng. Đối với nghề cầm bút, đó là một đề tài có sức hấp dẫn ghê
gớm.

Cho đến lúc đó, thông tin mà tôi có đựơc về “miền đất hứa của những kẻ

liều” vẫn không có gì nhiều hơn đôi dòng vắn tắt: Phước Sơn là một huyện
miền núi phía Tây Quảng Nam, giáp Lào và tỉnh Kon Tum. Cả huyện có
18.000 dân. Thời chống Mỹ, đó là căn cứ của Cách mạng, nhiều trận đánh
ác liệt tốn nhiều xương máu đôi bên đã nổ ra, hình thành nên những địa
danh huyền thoại đã đi vào văn chương, sách vở: cao điểm E, Sân bay Hiệp
Đức, ngầm Phước Mỹ, cầu Đắc Xà Ê… v.v. Nếu chỉ với từng đó thôi,
Phước Sơn cũng đã đủ cuốn hút tôi với bao nhiêu nỗi tò mò. Nhưng hơn thế
nữa, cho dù khuôn mặt đen đúa, không đáng được gọi là thư sinh, cũng
không thuộc vào tuýp người cao quí luôn tin chắc rằng mình có một tâm
hồn lãng mạn thì từ hơn 10 năm trước, tôi cũng đã trót phải lòng mấy câu
thơ của Trinh Đường:

Sông Phước Mỹ đổ xuống nguồn Vu Gia
Anh biết đổ vào đâu quanh năm nước lũ

Xã Phước Mỹ giáp Gia Lai - Kon Tum
Anh giáp với ai trong mang mang hoàn vũ
Quá xã Phước Thành đến huyện Trà My

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.