NGƯỜI CỦA GIANG HỒ - Trang 222

khách ra vào bãi. Thị trấn bé như lỗ mũi, đi xe ôm chỉ tổ mất công leo lên
leo xuống.

Gọi là đường cho oai, kỳ thực tất cả chỉ là những lối mòn được bạt sơ sài

ôm quanh vách núi. “Thiết kế” và “xây dựng” những con đường này chính
là đồng bào dân tộc Mơ Nông ở địa phương, mục đích để có cớ thu tiền của
những kẻ đào vàng hơn là để phục vụ việc đi lại. Do vậy, những con đường
thường dốc đứng một cách vô lý, rất dễ khiến cả người lẫn xe bật ngửa ra
phía sau. Đã vậy, mặt đường lại hoặc trơn trợt, hoặc nhão nhoét. Nhiều
đoạn, xe và người ngập trong “món cốc-tai của Trời”, bùn lút đến đầu gối.
Để vượt qua những đoạn đường như thế, tất cả xe ôm đều phải gia cố bánh
sau. Hai sợi dây xích nối bằng sên cam xe máy dài đúng bằng chu vi lốp xe,
được nối ngang bằng những đoạn sên cam khác tạo thành một cái “rọ” xích
ôm lấy bánh xe sau, hai đầu nối với nhau bằng hai đoạn ốc tăm xe đạp. Chỉ
với những chiếc rọ này, bánh xe mới có thể bám vào mặt đường để leo dốc,
vượt lầy mà không rơi xuống vực, không bị trượt. Ở những đoạn lầy lội, xe
sau cứ ngắm thẳng vết bánh xe trước bò qua. Nhiều đoạn, vết bánh xe bị rọ
xích cày thành rãnh, sâu tới 30cm. Người ngồi sau phải co hai chân lên mới
không bị gạt văng mắt cá. Vào mùa mưa, xe ôm bánh xích cũng chỉ chạy
được từng đoạn. Qua những đoạn quá lầy hoặc quá dốc, khách được hét
xuống lội bùn hoặc đẩy xe mà không hề được trừ bớt tiền. Đã vậy, các
“thượng đế” cũng chẳng được đối xử nhẹ nhàng gì cho lắm. Chưa leo lên
xe, tôi đã bị Quảng, 31 tuổi, gã xe ôm mà tôi thuê đe dọa:

– Ngồi sát vào, ôm cho chặt. Coi chừng bung rọ lốp, xích văng đứt chân

ráng chịu!

Tiếp đó là:
– Ngồi yên, nói xuống phải xuống, nói lên là lên, nếu không, té ráng

chịu…!

Để trả cho hàng loạt sự “ráng chịu” ấy gã lái xe bảo tôi gọn lỏn:
– Năm trăm ngàn.
Tôi trợn mắt:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.