người Mơ Nông vác chà gạc tìm đến bảo:
– Đất của ông nội tao để lại!
Vậy là chủ hầm đành xì tiền ra: ba triệu, năm triệu hoặc bao nhiêu tùy
thỏa thuận. Kỷ lục về số tiền đất trả cho các “ông nội”, thuộc về Bùi Vinh
(bãi Vinh tóc dài), khai vỉa đầu năm 1997. Để có thể khai thác, anh ta đã
phải trả cho các “ông nội” một lúc 200 triệu đồng.
Xay đá, đãi vàng, các chủ hầm phải tìm các nguồn nước chảy ra từ các
sườn núi có độ cao tương đối, bắt ống cao su dẫn về bãi của mình. Thường
những đường ống này dài từ một đến ba km. Ông bắt xong, đột nhiên
ngưng chảy. Một thanh niên người dân tộc nào đó đã chặt nó làm hai khúc,
lý do vẫn là “suối của ông nội tao để lại”. Lại phải tự giác chi ra từ hai đến
năm triệu cho mỗi ống dẫn nước. Nguồn thu này, có thể nói là khổng lồ, vì
chỉ riêng bãi thôn 2, xã Phước Thành, số máy đang hoạt động cũng đã
khoảng gần một trăm, mỗi máy nhất thiết phải có một ống nước. Của thiên
trả địa, không một chủ hầm nào nghĩ tới chuyện từ chối trả “lệ phí” khai
thác đất và nước của các “ông nội tao” để lại cả.
Ngày tôi đến, đồng bào dân tộc ở các xã Phước Đức, Phước Chánh,
Phước Hiệp, Phước Kim, Phước Thành đã gần như bỏ hẳn nương rẫy, chỉ
suốt ngày ngồi nhà tu rượu, chờ đến dịp thu tiền “chết” của dân vào bãi. Để
hợp thức hóa việc thu tiền, thỉnh thoảng họ cũng hè nhau phát thêm một vài
đoạn đường vào bãi, hoặc chặt cây lót một số đoạn đường lầy cho người xe
ra vào. Thời gian còn lại, cả làng say khướt. Người già say, thanh niên say,
cả trẻ con cũng say nốt… Bởi không say, họ không đủ dũng khí để hoạnh
họe đòi tiền. Xem ra, cái lọc lõi con buôn đem lên từ miền xuôi đang được
đáp lễ cẩn thận bằng chất hoang dã rừng rú của dân miền ngược. Vàng vẫn
ẩn sâu lòng đất, nhưng văn hóa, phong tục tập quán và những gì tốt đẹp của
con người thì đang bị tàn phá và tận diệt dữ dội. Tất cả đang bày ra trước
mắt tại Phước Sơn. Đó là một hệ lụy tất yếu và đau lòng đi ngay sau sự
xuất hiện và tồn tại của những bãi vàng.
4 || Bóc vỏ trái đất