đó có đợt sốt dai dẳng đã làm ông ta mất sức lao động trong một thời
gian dài.
Thời kỳ ấy có thể nhận thấy qua chữ viết của ông ta, chúng bỗng
nhiên trở nên run rẩy. J.A. đã viết: “Sốt cao, thường nôn ra máu rất
đau đớn”. Birgitta Roslin gần như có thể chia sẻ nỗi sợ chết hiển hiện
trong những trang viết ấy. Vì J.A. không ghi ngày tháng khi viết, nên
bà cũng không biết ông ta bị ốm bao lâu. Vài trang sau bỗng ông ta lại
viết một bản di chúc: “Herbert, người bạn tốt của tôi nhận được một
đôi ủng và những thứ quần áo khác, ông Harrisson nhận được khẩu
súng trường và khẩu súng ngắn với lời đề nghị thông báo cho họ hàng
của tôi ở Thụy Điển biết rằng tôi đã qua đời. Tiền của tôi được dành
cho linh mục ngành đường sắt, để ông có thể lo cho tôi một lễ an táng
đàng hoàng với ít nhất là hai bài thánh vịnh. Tôi không nghĩ rằng cuộc
đời của mình lại sớm kết thúc đến vậy. Chúa phù hộ tôi.”
Nhưng J.A. không chết. Bất ngờ, không có đoạn chuyển tiếp, ông ta
đã khỏe lại.
“Chúng tôi làm việc cực nhọc, và công việc tiến triển nhanh, vì khu
vực này dễ làm. Ở đây có quá nhiều rắn lục lạc làm cho những người
Hoa sợ hãi. Nhưng họ làm việc rất nhanh nhẹn, mặc dù họ khiến tôi
không hài lòng.”
Lúc này hình như J. A. làm cai thợ cho một công ty có tên là
“Central Pacific”, có nhiệm vụ xây dựng tuyến đường sắt chạy từ Thái
Bình Dương đến điểm giao với tuyến đường xuất phát từ miền duyên
hải phía Đông do một công ty cạnh tranh xây dựng cùng lúc. Ngôn
ngữ của ông ta pha trộn cả tiếng Anh, ông ta phàn nàn rằng “cánh thợ
rất lazy”, nếu như ông ta không nghiêm khắc giám sát họ. Ông ta đặc
biệt không hài lòng với đám thợ người Ái Nhĩ Lan, vì họ uống quá
nhiều rượu và buổi sáng thường không đến đúng giờ. Ông ta nhẩm
tính cứ trong bốn người Ái Nhĩ Lan thì phải đuổi bớt một người, điều
này cũng gây không ít khó khăn cho công việc. Còn tuyển dụng người
da đỏ thì không thể, vì họ từ chối làm việc nặng nhọc như vậy. Còn