NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐẾN TỪ BẮC KINH - Trang 225

quán Anh. Phải rất lâu sau tình trạng của Lodin mới khá hơn và có thể
trở về Thụy Điển. Những người chịu trách nhiệm ở Thụy Điển đã phải
đi đến một quyết định khó khăn, trước mắt không cử các nhà truyền
giáo của hội sang Trung Quốc nữa. Mọi thành viên của hội đều biết
giáo huynh Elgstrand của họ đã tử vì đạo, điều này người ta cũng đã
phải tính đến trong công việc của mình. Giá như Lodin hoàn toàn bình
phục trở lại, có khả năng tiếp tục làm việc thì chắc mọi việc sẽ tiến
triển khác. Nhưng đối với một người đàn ông chỉ còn biết khóc lóc và
hầu như không dám ra khỏi nhà, thì người ta không còn dám trông cậy
vào anh ta được nữa.

Trạm truyền giáo vì thế bị đóng cửa. Mười chín người Trung Quốc

đã cải đạo nhận được lời khuyên tìm đến các trạm truyền giáo của
người Đức hoặc người Mỹ nằm dọc sông Mân.

Không còn ai quan tâm đến bản báo cáo của Elgstrand về công việc

truyền giáo nữa và nó được xếp vào hồ sơ lưu trữ.

Mấy năm sau khi Lodin đã trở về Thụy Điển, có một người Trung

Quốc ăn mặc sang trọng cùng với một vài người hầu đến Quảng Châu.
Đó là Sáng. Anh trở lại thành phố sau thời gian ẩn náu ở Vũ Hán.

Dọc đường Sáng đã dừng chân ở Phúc Châu. Trong khi để những

người theo hầu ở lại nhà trọ, anh đến bãi sông, nơi anh trai anh, Kỳ và
Lưu được chôn cất. Anh thắp hương cho những người đã chết, thì
thầm kể cho họ nghe về cuộc sống hiện nay của mình. Anh không
nhận được một câu trả lời nào, nhưng tin chắc là họ đã nghe thấy
mình.

Ở Quảng Châu, Sáng thuê một ngôi nhà nhỏ nằm ở rìa thành phố,

cách xa các khu tô giới nước ngoài và những khu phố có nhiều người
nghèo. Anh sống một cuộc đời thanh đạm và ít giao du. Anh sống
bằng tiền lãi và dành thời gian học hành. Anh lịch sự với mọi người,
nhưng tránh giao tiếp với những người khác khi không cần thiết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.