chẳng khai thác được gì từ đó. Nhưng sự chai lì của ông ta khiến bà
phải khâm phục. Phải thừa nhận rằng đó là một phóng viên tài năng.
Lẽ ra có thể đơn giản hơn cho bà nếu bà đi chuyến phà tới
Helsingborg, nhưng bà lại lái xe xuống tận Malmö và qua eo Oresund
trên cây cầu mới mà cho đến giờ bà chỉ đi xe buýt qua. Karin Wiman
sống ở Gentofte, phía Bắc Copenhagen. Birgitta Roslin hai lần đi
nhầm đường, trước khi tìm thấy con đường ven biển dẫn lên phía Bắc.
Trời lạnh và có gió, nhưng quang đãng. Đến mười một giờ rốt cuộc bà
cũng tìm ra ngôi nhà xinh xắn của Karin Wiman. Karin đã sống ở đây
từ khi kết hôn và chồng bà cũng qua đời trong chính ngôi nhà này.
Ngôi nhà màu trắng xung quanh là một khu vườn rộng. Birgitta Roslin
nhớ ra là từ tầng trên người ta có thể nhìn thấy biển.
Karin đi qua cổng vườn đón bà. Dạo này trông bà ấy xanh xao và
gầy hơn trong trí nhớ của Birgitta Roslin. Ý nghĩ đầu tiên của bà là
Karin bị ốm. Hai người ôm lấy nhau, rồi đi vào nhà, để túi xách trong
phòng nơi bà sẽ ngủ qua đêm. Sau đó họ đi xem lại các phòng. Từ lần
cuối cùng Birgitta có mặt ở đây cho đến nay, không có mấy thay đổi.
Karin muốn giữ nguyên như khi chồng mình còn sống, Birgitta thầm
nghĩ. Nếu là mình, mình sẽ làm gì? Bà không thể hình dung ra được.
Karin Wiman và bà là hai người rất khác nhau. Tình bạn bền chặt của
họ được xây dựng chính trên sự khác biệt này. Họ đã sáng chế ra chiếc
giảm xóc, đón đỡ rất ngoạn mục những va chạm đôi khi xảy ra giữa
hai người.
Karin đã chuẩn bị sẵn bữa trưa. Họ ngồi xuống bên nhau trong một
mảnh vườn mùa đông rợp bóng cây và đầy hương thơm. Sau giai đoạn
dò xét đầu tiên, họ gần như lập tức bắt đầu nói về thời trẻ của mình ở
Lund. Karin, vì bố mẹ bà có một trại nuôi ngựa giống ở Scanie, đã đến
Lund vào năm 1966, Birgitta thì một năm sau đó. Hai người gặp nhau
trong một buổi bình thơ của hội sinh viên và đã nhanh chóng trở thành
bạn thân của nhau dù tính cách khác biệt. Karin thì đầy tự tin với xuất