NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐẾN TỪ BẮC KINH - Trang 287

– Mục sư đạo Tin lành. Thuộc liên đoàn truyền giáo Thụy Điển.

Vẫn là người như thế. Mùa hè đi khắp nước, truyền đạo trong lều lưu
động.

– Cũng không có nhiều khác biệt.
Karin trở nên nghiêm túc:
– Theo mình thì như thế cũng là khác rồi. Chúng ta không được

quên những người vẫn tiếp tục đấu tranh cho một thế giới khác. Giữa
thời hỗn mang, các luận thuyết chính trị nháo nhào, người ta vẫn tiếp
tục tin rằng cuối cùng lẽ phải sẽ chiến thắng.

– Đúng thế. Nhưng điều có vẻ như cực kỳ đơn giản vào thời đó lại

luôn trở nên phức tạp hơn.

– Chẳng phải như thế sẽ càng khích lệ chúng ta hơn hay sao?
– Chắc chắn. Có thể là vẫn còn chưa quá muộn. Mình ghen tị với tất

cả những người không bao giờ từ bỏ lý tưởng của mình. Hoặc đúng
hơn là ý thức của mình. Ý thức về thực trạng thế giới. Và những
nguyên do của thực trạng ấy. Vẫn còn có những người tiếp tục kháng
chiến. Họ không biến mất.

Họ cùng nhau chuẩn bị bữa tối. Karin kể tuần tới bà sẽ đi Trung

Quốc tham dự một hội nghị về triều đại tiền Tần, triều đại có vị hoàng
đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc.

– Lần đầu tiên đặt chân đến đất nước mà mình đã ước mơ suốt thời

tuổi trẻ, bạn thấy thế nào?

– Lần đầu tiên đến Trung Quốc, mình hai mươi chín tuổi. Lúc đó

Mao đã qua đời và tất cả mọi thứ đã thay đổi. Đó là một nỗi thất vọng
to lớn và sâu sắc. Bắc Kinh là một thành phố lạnh và ẩm. Hàng ngàn
chiếc xe đạp kẽo kẹt trên đường phố như cào cào. Rồi sau đó mình
nhận thấy tuy vậy ở đất nước này đã diễn ra một cuộc chuyển biến lớn
lao. Người dân đã có quần áo và giày dép. Trong thành phố mình
không thấy ai bị đói, không có người ăn xin. Mình còn nhớ, mình đã
xấu hổ như thế nào. Mình, một người từ một đất nước giàu có bay đến
Trung Quốc, đâu có cái quyền quan sát sự phát triển ấy với thái độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.