Trong đêm bà thấy bồn chồn trước chuyến đi, nhiều lần thức dậy để
uống nước. Bà tranh thủ tiếp tục theo dõi trên vô tuyến những sự kiện
mới nhất ở Hudiksvall. Ngày càng có thêm nhiều thông tin về Lars-
Erik Valfridsson nhưng người ta vẫn không biết được vì sao cảnh sát
lại nghi ngờ ông ta là người đã gây ra vụ thảm sát đó. Việc ông ta tự
sát đã gây tiếng vang tới tận Nghị viện, bộ trưởng Bộ Tư pháp đã chất
vấn về vấn đề này. Người duy nhất vẫn còn giữ được bình tĩnh, đó là
công tố viên Robertsson. Ông ấy vẫn giữ quan điểm tiếp tục điều tra
như cho đến nay, mặc dù thủ phạm có thể đã chết. Nhưng ông ấy cũng
ám chỉ rằng cảnh sát đang lần theo những hướng điều tra khác.
Đó chính là người đàn ông Trung Quốc của ta, bà nghĩ. Dải băng đỏ
của ta.
Bà đã nhiều lần định gọi điện cho Vivi Sundberg nhưng rồi lại từ bỏ
ý định đó. Điều quan trọng lúc này là chuyến đi đã cận kề.
Đó là một ngày mùa đông đẹp trời, khi Staffan Roslin đưa vợ ra ga,
vẫy tay tạm biệt vợ khi đoàn tàu từ từ chuyển bánh. Ở Kastrup, bà
không gặp trở ngại gì khi làm thủ tục hải quan. Như mong muốn, bà
nhận được chỗ ngồi ở gần lối đi giữa hai dãy ghế. Khi máy bay tăng
tốc bốc lên khỏi đường băng, bà có cảm giác tự do như được giải
phóng, bà mỉm cười với ông già người Phần Lan ngồi bên cạnh. Bà
nhắm mắt, nhớ lại cái thời khi Trung Quốc còn là thiên đường trần
gian mơ ước của bà. Bà thấy kinh ngạc về những ý tưởng ngô nghê
của mình ngày ấy. Đặc biệt là bà còn cho rằng vào một thời điểm nào
đó xã hội Thụy Điển sẽ nổi dậy chống lại trật tự đã được thiết lập. Bà
đã nghiêm túc tin vào điều đó? Hay đó chỉ là một cuộc chơi?
Birgitta Roslin nhớ đến trại hè năm 1969 ở Na Uy, mà bà và Karin
được mời tham dự. Tất cả hết sức bí mật, không một ai được biết trại
hè diễn ra ở đâu. Tất cả những người tham dự, biết rất ít về nhau, đều
nhận được một bí danh. Để làm cho kẻ thù giai cấp thường xuyên dò
xét bị nhầm lẫn, người ta đã đổi giới tính cho từng người. Bà còn nhớ