với họ. Bất luận thế nào cũng không được xảy ra vào lúc này, khi nước
họ đang chuẩn bị cho Thế vận hội sắp đến.
– Cả một đất nước hơn một tỉ dân đứng sau hậu trường chờ đợi thời
điểm được bước lên sân khấu. Một hình ảnh thật cảm động.
– Nhưng hàng trăm triệu người, những người nông dân nghèo đáng
quý, có thể thậm chí không biết Thế vận hội là thế nào. Hoặc là họ
nhận thấy rằng hội hè ở Bắc Kinh cũng chẳng thay đổi gì tình cảnh
của họ.
– Mình còn nhớ lờ mờ về người phụ nữ tên là Hồng Quế đó. Bà ta
rất đẹp, nhưng lại có vẻ gì đó khó gần, như thể bà ta lúc nào cũng cảnh
giác.
– Có thể. Còn mình thì lại có một kỷ niệm khác với bà Hồng Quế.
Bà ấy đã giúp đỡ mình.
– Có lẽ bà ấy là người phụ trách nhiều lĩnh vực?
– Mình cũng tự hỏi điều ấy. Nhưng không có câu trả lời. Mình
không biết. Nhưng có thể bạn đúng.
Hai người trở về nhà và uống cà phê trong phòng ngủ của Karin.
Karin kể về công việc mà bà mới bắt đầu. Bà đang dịch một tuyển thơ
của một loạt nhà thơ Trung Quốc từ khi nước này độc lập cho tới nay.
– Mình không thể dành cả đời để nghiên cứu về các đế chế đã diệt
vong. Thi ca sẽ thay đổi mình.
Birgitta rất muốn kể về ham mê bí mật của mình là viết lời ca khúc.
Nhưng bà hoàn toàn không nói ra.
– Rất nhiều người dũng cảm, Karin nói. Mao cũng như những nhà
lãnh đạo chính trị khác không ưa phê bình. Nhưng đối với các nhà thơ
thì Mao lại có sự kiên nhẫn. Vì bản thân ông cũng làm thơ, mình hình
dung như vậy. Nhưng mình nghĩ, Mao cho rằng các nghệ sĩ có thể có
những cái nhìn mới mẻ đối với các sự kiện chính trị lớn lao. Khi các
nhà lãnh đạo đảng muốn nghiêm trị những người đã viết ra những điều
sai lệch hoặc phóng những nét vẽ phản loạn đều bị Mao kịch liệt phản
đối. Cho tới cùng. Mao là người chịu trách nhiệm về sự kiện xảy ra