– Không phải thế. Nhưng tôi không đến đây một mình. Sáng cùng
đi với tôi.
– Cậu ấy đâu rồi?
Hà chỉ sang bên đường. Sáng đang đứng tựa lưng vào một bức
tường nhà.
– Cô vẫy cậu ấy sang đây đi, Birgitta Roslin nói. Rồi chúng ta cùng
về nhà tôi.
Lúc này trông Sáng đã bình tĩnh hơn so với lần đầu tiên họ gặp
nhau. Và Birgitta Roslin cũng nhận thấy Sáng giống mẹ ở nhiều nét,
nhất là nụ cười.
– Cậu bao nhiêu tuổi rồi, Sáng? Bà hỏi.
– Hai mươi hai.
Tiếng Anh của Sáng cũng chuẩn như bà Hồng Quế và cô Hà.
Họ ngồi trong phòng khách. Sáng uống cà phê còn Hà uống trà.
Trên bàn là bộ mạt chược mà bà mua ở Bắc Kinh. Ngoài chiếc túi
xách, Hà còn cầm theo một chiếc túi giấy. Cô lấy từ trong túi giấy ra
bản sao của một bản viết tay bằng tiếng Trung Quốc, kèm theo một
thếp giấy viết bằng tiếng Anh.
– Nhã Như có một căn hộ ở Luân Đôn. Một người bạn của tôi quen
biết bà Lăng, quản gia của anh ta. Bà ấy cho chúng tôi vào nhà và
chúng tôi đã thấy một cuốn nhật ký của Nhã Như, đây là những trang
viết trong đó. Tôi đã dịch một phần sang tiếng Anh. Nó giúp làm sáng
tỏ nhiều điều, không phải tất cả, nhưng khá nhiều. Nhã Như có những
lý do mà chỉ mình anh ta hiểu được.
– Cô đã kể với tôi rằng Nhã Như là một người đàn ông quyền lực.
Cái chết của anh ta hẳn phải gây xôn xao ở Trung Quốc?
Im lặng từ đầu, đến giờ Sáng mới lên tiếng trả lời:
– Hoàn toàn không. Không hề xôn xao. Chỉ có im lặng, cái im lặng
mà Shakespeare đã viết “những gì còn lại đều im lặng”. Cậu Nhã Như
có quyền lực tới mức những người khác cũng có quyền lực như thế có