NGƯỜI ĐÁNH CẮP SỰ THẬT - Trang 123

Ta có cảm tường là ông đang trò chuyện với chính mình. Về con người này,
ta cũng có biết đôi điều. Tám tháng sau được ghi tên vào bia đá ở Văn
Miếu, ông đã được nhìn thấy cái chết của ông vua đã cho ông đỗ tiến sĩ,
vua Lê Thái Tông, và cái chết của quan đại thần Nguyễn Trãi, vị quân sư
lỗi lạc của Lê Thái Tổ (vua cha của Lê Thái Tông) trong việc tạo dựng triều
Lê. Vua Lê Thái Tông chết sau một đêm ngủ ở vườn Lệ Chi với một người
con gái tài danh. Còn Nguyễn Trải chết với cái án tru di tam tộc vì có người
vợ là người con gái tài danh đã ngủ với vua. Mười bảy năm ông ngồi im
lặng nơi Ngự sử đài của triều Lê Nhân Tông, ông vua lên ngôi lúc một tuổi,
là con ông vua đã chết ở vườn Lệ Chi, có mẹ là bà thái hậu Nguyễn thị, là
vua đàn bà quáng mắt buông rèm coi chính sự. Mười bảy năm ông ngồi im
lặng trong cảnh hiền tài là rường cột triều đình mà sạch không như quét đất,
văn chương là khí vận của nhà nước mà im ắng tựa cỏ khô ( nói theo sách
Quang Thuận Trung Hưng Ký). Ông vẫn ngồi im lặng khi ông vua anh của
đương kiêm hoàng đế là Lê Nghi Dân giết đương kiêm hoàng đế. Ông cũng
vẫn ngồi im lặng khi ông vua em của đương kiêm hoàng đế là Lê Thánh
Tông giết anh mình là Lê Nghi Dân. Nhưng Lê Thánh Tông đã mắng ông
là gian thần bán nước, vì ông đã im lặng lúc Lê Nghi Dân giết đương kiêm
hoàng đế Lê Nhân Tông. Vua Lê Thánh Tông mắng ông, nhưng vẫn sai ông
chép sử. Ta biết là mình chẳng thể hỏi được gì ở con người này về ông
Mười Bảy. Nhưng qua những lời ông, ta lại cảm nhận được hình dáng của
tổ phụ ta.
Năm 1665, khi Phạm Công Trứ đã chép tiếp Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ta
lại lên đường tìm tổ phụ ta.
Đến lúc này, ta có cảm nhận không rõ ràng lắm về một chuyển động lịch sử
đã xảy ra trong cuộc binh lửa 1471 : Thị dục con người nhân danh chân lý
đã làm nảy sinh một sự dịch chuyển kéo theo cả con người lẫn chim chóc
về phương nam, trong đó có ông Mười Bảy, tổ phụ của ta.
Lần này là ta đi về phương nam. Là lần theo dấu vết của con người, lần
theo sử văn Sách Bản Kỷ Thực Lục, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, của
Phạm Công Trứ chép rằng bên kia núi Cù Mông có ba nước nhỏ. Lê Thánh
Tông đã chia nhỏ ra thế để làm suy yếu Chăm Pa. Một nước Chăm Pa của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.