cũng định hỏi bọn họ về các nước ấy.
-Đi hỏi thử rừng núi nó có biết không, chứ bọn ta thì chịu.
Bọn họ nói.
Ta chưa có được chút tin tức gì về các nước này thì có kẻ rình rập ta.
Sáng ấy, sau khi ra khỏi khu làng mình đã ngủ nhờ qua đêm, ta cứ theo bờ
con suối ấy mà đi. Đi được một quãng thì phát hiện có kẻ rình rập mình.
Tưởng ta không nhìn thấy, kẻ kia cứ việc men theo bờ suối để đi song hành
với ta. Có nghĩa, ta đi ở trên bờ, còn kẻ kia thì đi ở dưới lòng suối, chỉ cách
nhau gang tấc. Các loài giống trên mặt đất này là thường hay rình rập hại
nhau. Song, trong trường hợp ấy coi như công việc tìm kiếm của ta đã bị
cản trở. Ta quyết định phải đối mặt với kẻ kia, để hai mặt một lời cho ra lẽ.
Ta nghĩ, và bước thật mau. Thì thấy kẻ kia cũng bước mau lên. Điều này
chứng tỏ là kẻ kia quyết bám theo ta. Tới một đoạn bờ suối không còn cây
rừng che rợp, ta đã quyết định dừng lại. Dưới ánh mặt trời của buổi sáng
hôm ấy, ta và kẻ rình rập ta đã đối mặt nhau.
Ta nói :
-Ta đường đường là kẻ đi tìm tổ phụ của mình, chẳng làm điều chi ám
muội. Giả như ngươi muốn giết ta vì hiểu lầm ta, hoặc muốn giết ta để làm
thức ăn cho loài giống ngươi, thì giữa thanh thiên bạch nhật cứ việc hạ sát
ta, có chết, ta cũng còn nể mặt ngươi. Đằng này, ngươi đã theo rình rập ta
suốt một buổi đường.
Ta chẳng muốn gởi đến kẻ ấy một thông điệp luân lý nào hết. Mà chỉ muốn
làm cho kẻ ấy phải nghĩ ngợi về loài giống mình mà thôi.
-Rình rập kẻ khác là ngươi đã tự làm nhục loài giống của ngươi, biết chưa ?
Ta hét, dội cả bốn phía núi.
Có thể, con hổ thấy ta không phải kẻ nguy hiểm đối với loài giống của nó,
hoặc đã nhận ra đâu là chân lý, đâu là sai lầm, nên đã cụp đuôi bỏ đi.
Chiến công trên cũng chẳng mang lại chút hứng thú nào, vì cuộc tìm kiếm
của ta gần như vô vọng. Tất cả những người ta gặp ở vùng núi non ấy đều
bảo ta đi hỏi thử núi rừng về các nước ấy. Chính là buổi trưa nằm ở bờ con
suối có tiếng thác đổ, tiếng gió gào, tiếng chim rừng từng lúc rộ lên, ta đã
nhận ra sự dịch chuyển của ngôn ngữ tự nhiên. Nằm nghe một chặp thì