heo nái thì có thể mua được nửa con bò. Nhưng anh Rác quyết định không
mua lại bò.
Đến lúc này ông Ruông mới thảo luận với anh Rác, một cuộc thảo luận có
tính cách sinh tử đối với anh ấy. Không phải ông tham gia vào kế hoạch
làm ăn, mà là bổ sung một kiến thức cơ bản vô cùng cần thiết cho việc làm
ăn của con. Có, ông cũng có hỏi thử sắp tới anh Rác sẽ làm gì, thì anh bảo
là bán hết heo để lấy tiền nuôi gà. Có nghĩa anh đang theo phương thức
chăn nuôi vẫn áp dụng bấy lâu ở miền sông Tượng núi Tượng, là hết nuôi
bò thì chuyển sang nuôi heo, hết heo thì chuyển sang gà, và tất nhiên hết gà
thì quay trở lại heo hay bò, một vòng chăn nuôi khép kín, bất tận.
-Nhưng con đã biết mình là ai chưa?
Anh Rác cho là cha mình có sự lầm lẫn nào đó mới hỏi vậy.
-Con là do cha mẹ sinh ra, là Lê Rác, chứ sao không biết.
-Đấy là cái gốc của con. Nhưng từ ngày trưởng thành, cho đến bây giờ,
chắc chắn là con chưa biết mình là ai.
Ông Ruông nói.
Và bắt đầu thảo luận với con trai, từ chuyện cày ruộng đến chuyện nuôi bò
nuôi heo. Ngày nay, nhờ có khoa học phát minh về giống lúa, và các loại
hoá chất giúp cho cây lúa chống được nhiều thứ bệnh tật, nên thóc thu được
nhiều gấp bội trước. Trong chăn nuôi, ngoài việc lai tạo các giống bò, heo,
khoa học cũng phát minh được cách chế tạo thức ăn và thuốc men phòng trị
bệnh cho con vật nuôi, nên việc nuôi gia súc gia cầm cũng đẽ dàng hơn
xưa.
Anh Rác nói :
-Con cũng đã áp dụng khoa học trong việc chăn nuôi. Nhưng nuôi bò cái đẻ
thì bò không đẻ, nuôi heo nái đẻ thì heo con chết.
Ông Ruông nói :
-Đấy chưa phải áp dụng khoa học đâu. Cha phải giảng rộng ra, con hiểu
được tới đâu thì hiểu. Là cách nay trên mười nghìn năm, loài người chỉ biết
săn bắt thú rừng và hái lượm trái rừng để làm thức ăn mà sống. Thấy có
con thú rừng, có trái cây rừng, thì săn bắt và hái lượm thế thôi, chứ chẳng
biết tại làm sao lại có những thứ ấy. Người ta gọi thời ấy là thời hái lượm.