Ông nội ông Rường sang.
Dường niềm thù hận biết hai con người này chẳng còn sống bao lâu nữa,
nên đã bỏ tìm đến những kẻ khác.
-Ở trong làng bấy lâu nay tôi cũng như người đã chết. Vì có bao giờ ông
trông thấy tôi đâu.
Ông nội ông Ruông khóc, nói.
Ông nội ông Rường cũng khóc :
: -Thì tôi cũng như ông đấy thôi. Vì bấy nay ông có trông thấy tôi đâu.
-Nghĩ chuyện cũ cứ thấy tiếc cho ông và tôi
-Phải. Giá đừng xảy chuyện ấy.
Ông nội ông Ruông vì bị xúc động, nấc mấy tiếng.
-Đừng ông. Đừng chết
Ông nội ông Rường có vẻ hoảng sợ.
Nhưng ông nội ông Ruông đã chết thật. Điều đáng nói là trước khi trút hơi
cuối cùng, ông đã nói được một câu, tuy chưa phải là trọn câu, cũng có thể
nói là có thể để đời.
-Giá như cả thế gian không cần đến cơm gạo…
Khi nhắc chuyện cũ, ông Rường và ông Ruông đã có cuộc tranh cãi khá bề
thế về nghĩa của lời trăn trối nói trên.
Ông Rường :
-An cơm gạo thì sao? Còn không ăn cơm gạo thì sao?
Ông Ruông :
-Không ăn cơm gạo là chuyện lớn, ta sẽ bàn sau. Còn ăn cơm gạo thì như
tôi với ông.
-Như tôi với ông là sao?
-Là như ông với tôi.
-Ông không được nói cù xây
-Chẳng phải như tôi với ông là cũng giống như ông với tôi hay sao. Tức là
tôi với ông có lúc thì thân tình nhau, đến mức như anh em một nhà, nhưng
có lúc cũng giận hờn nhau, cũng cãi nhau chí chóe, và biết đâu chừng lại
dẫn đến thù địch nhau như ông nội ông và ông nội tôi. Có phải như tôi với