ông những gì vừa nói với hai cô y tá.
Mới nghe xong, ban đầu ông phản đối kịch liệt, ông giải thích, cho dù
như thế nào đứa trẻ vẫn là kết tinh tình yêu của hai vợ chồng, nó là cốt
nhục của họ, do vậy họ không thể yêu quý nó bởi nó khoẻ mạnh hoặc vứt
bỏ nó khi nó chẳng may bị khiếm khuyết. Nếu làm thế họ sẽ đắc tội với nó,
bới nó mới chào đời, nó quá đáng thương!
Chủ nhiệm Lâm Thiên Vân nghe ông từ chối, liền tiếp tục nhẫn lại
khuyên nhủ. Cô nói, người làm cha làm mẹ nào có thể chấp nhận con mình
như vậy chứ? Cho dù anh có chấp nhận, vậy mẹ đứa bé thì sao? Mặc dù cô
đã cố gắng sinh nó ra bình an, nhưng hiện tại tình hình sức khoẻ của cô
không tốt, thực sự cô không thể chịu được cú sốc như thế này.
Còn với cháu bé, nếu cháu có may mắn sống sót được, vậy thì cháu sẽ
phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Trong quá trình cháu trưởng thành, cháu
bé sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Trong quá trình cháu trưởng thành,
cháu bé sẽ không thể hưởng được tình yêu cũng như hạnh phúc mà những
đứa trẻ bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng. Nó sẽ luôn bị kỳ thị,
đồng thời dưới ánh mắt kỳ thị này nó sẽ rơi vào trạng thái tâm lí tự ti
nghiêm trọng, thậm chí có thể mắc chứng tự kỷ.
Nếu ông kiên quyết nuôi cháu bé, không những cả đời cháu bé sẽ phải
sống trong đau khổ, bản thân vợ chồng ông sẽ phải chịu một gánh nặng
kinh tế và phải đeo gông cùm tinh thần nặng nề. Cuộc đời ông từ đó sẽ
giăng đầy những khói mù, ông không thể tận hưởng niềm vui như bao ông
bố khác. Chính đứa con sẽ trách vợ chồng ông, trách sao lại sinh ra nó
không được bình thường như những đứa trẻ khác.
Người đàn ông mới được làm bố không lâu trầm mặc hồi lâu rồi hỏi
lại:
- Thế cậu định thế nào? Nếu vứt bỏ đứa trẻ này, mẹ của nó liệu có chịu
được không?
Chủ nhiệm Lâm Thiên Vân mỉn cười, đáp lại một cách bí mật:
- Sẩm tối hôm qua, một sản phụ được chuyển vào bệnh viện từ trạm xá
nông thôn. Lúc chuyển tới, người mẹ và thai nhi chỉ còn thoi thóp thở.
Được bọn mình kịp thời cấp cứu, nhưng chỉ cứu được đứa trẻ, người mẹ đã