“Mãi nhiều năm sau tôi mới đọc những quyển nhật ký. Trong một quyển
cha tôi đã kể về một bức tranh ông trông thấy ở Paris tại nhà một người tên
là Isaac Weinberg”.
“Marguerite Gachet bên bàn trang điểm”.
“Wienberg bảo với cha tôi rằng ông ta mua bức tranh từ Johanna không lâu
sau khi Vincent chết và đã tặng vợ làm quà sinh nhật. Cha tôi hỏi Isaac liệu
ông có muốn bán không, và Isaac trả lời là không. Ông dặn cha tôi không
được nhắc về bức tranh cho bất kì ai. Cha tôi đã làm theo lời ông ấy”.
Điện thoại di động của Isherwood reo, nhưng anh phớt lờ.
“Vào đầu những năm 1970, ngay trước khi tôi gặp anh, tôi đang đi công tác
tại Paris. Tôi có vài giờ rảnh rang giữa các cuộc hẹn, nên quyết định đến
tìm Isaac Weinberg. Tôi đến địa chỉ ở quận Marais được ghi trong quyển sổ
tay của cha tôi, nhưng Weinberg không ở đó. Ông đã mất mạng trong chiến
loạn. Nhưng tôi gặp con trai ông, Marc, và kể với anh ta về đoạn trong
quyển nhật ký của cha tôi. Ban đầu anh ta phủ nhận cậu chuyện, nhưng cuối
cùng cũng nhượng bộ cho tôi xem bức tranh sau khi bắt tôi thề phải giữ bí
mật mãi mãi. Tôi hỏi liệu anh ta có muốn bán nó không. Anh ta từ chối”.
“Anh chắc chắn đây là tác phẩm của Vincent?”
“Không mảy may nghi ngờ”.
“Kể từ hồi ấy đến giờ anh không quay lại đó?”
“Ngài Weinberg đã nói rất rõ sẽ không bao giờ bán bức tranh. Tôi thấy
không cần thiết”. Isherwood dừng lại quay sang đối diện với Gabriel.
“Được rồi, bạn thân mến. Tôi đã kể anh nghe mọi chuyện. Bây giờ anh kể
tôi nghe chuyện này là như thế nào”.
“Tôi cần bức hoạ đó của Van Gogh, Julian”.
“Để làm gì?”
Gabriel nắm tay áo của Isherwood dẫn anh ta về phía cửa phòng tranh.
Có tấm bảng gắn bộ đàm kế bên cánh cửa kiếng có bốn cái nút và bốn bảng
tên tương ứng. Một tấm bảng ghi: PHÒNG TRANH ISHERWOOD: CHỈ
TIẾP KHÁCH CÓ HẸN. Isherwood mở cửa bằng chìa khóa và dẫn Gabriel
lên cầu thang trải thảm xơ xác. Trên đầu cầu thang là hai cánh cửa nữa. Ở
bên trái là một đại lý du lịch làm ăn không mấy phát đạt. Người chủ, một cô