Đến đoạn này cái lũng sâu hóa thành một đường hành lang hẹp, bị bịt
chặt bởi những dốc đứng. Ngày trước đoạn sông này rất nguy hiểm bởi
những phiến đá ngầm và những con tàu vẫn thường bị thiệt hại trầm trọng.
Bây giờ, sự nguy hiểm đã bớt đi nhiều lắm. Những ghềnh thác đã mất đi sự
cuồng nộ, những vực xoáy đã thôi cuốn trôi tàu bè và tai nạn đã ít xảy ra
hơn. Tuy thế những chiếc sà lan lớn và những con thuyền nhỏ cũng nên dè
dặt.
Tất cả những thứ ấy không thể gây trở ngại cho Ilya Bruso. Anh tránh né
những dải cát ngầm, đi qua những lũng hẹp, khuất phục những xoáy nước
và ghềnh thác hết sức khéo léo. Caclo Dragoso rất khâm phục đồng thời
ông lại cũng hết sức kinh ngạc khi thấy người câu cá chơn chất này lại quá
thông thạo con sông Danube với những cái bất ngờ tráo trở của nó.
Không chỉ Ilya Bruso đã làm cho Calo Dragoso ngạc nhiên mà ngược
lại, người câu cá lấy làm thán phục về sự giao thiệp rộng của người hành
khách trên sà lan mình. Bất kể nơi nào dù là nhỏ bé bình thường được chọn
làm nơi nghỉ qua đêm, ngài Yêge không tìm được ngưới quen ở đó. Sà lan
vừa cập bến thì ông ta đã nhảy phốc lên bờ và hầu như ngay lúc nào cũng
đã có một hay hai người bước đến gần ông ta. Sau khi trao đổi vài lời,
những người ấy đi mất, còn ngài Yêge thì quay trở lại sà lan.
Cuối cùng, Ilya Bruso không nén được.
- Ngài Yêge có nhiều người que ở khắp nơi – Một buổi kia anh lên tiếng
hỏi.
- Đúng vậy, anh Bruso ạ - Caclo Dragoso đáp – Tôi vẫn thường tới lui
những vùng này mà.
- Làm người du lịch, hở ngài Yêge?
- Không, không làm người du lịch đâu anh Bruso. Lúc ấy, tôi đi công
cán cho một nhà buôn ở Budapest, thêm nữa, công việc đòi hỏi phải quen
biết nhiều nơi, nhiều chỗ, chứ không chỉ trong nước.
Có thể gọi chúng là những sự biến – đánh dấu hành trình từ ngày 18 đến
ngày 21 tháng 8. Vào ngày đó, khi màn đêm phủ xuống con sống, xa xa
những căn nhà ở, mạn dướ thị trấn Tanno, Ilya Bruso đã nhổ neo vào rạng
tảng sáng, như lệ thường. Thật vậy, chiều xuống họ có mặt ở thành Viên, và