trên nắp. Đỗ bước đến, giở ra. Quần áo của anh nguyên vẹn trong ấy.
Những thư từ của bạn bè, người thân. Những mảnh giấy của Đỗ đang viết
lách dang dở. Và… quyển nhật ký. Đỗ mỉm cười. Phải gọi là “lẩm cẩm ký”
thì đúng hơn. Đó là quyển sổ mà một người bạn tặng cho, nhưng Đỗ chưa
ghi một điều gì ra vẻ. Đỗ không có nhiều thì giờ để ghi lại từng ngày những
gì xảy ra trên bước đường của mình, chỉ để trong đầu. Và Đỗ nghĩ, anh sẽ
quên những chuyện sống chết đó chỉ khi nào mất trí.
Mặc dầu vậy, Đỗ cầm quyển sổ lên, mở ra. Lần ghi chép cuối cùng trước
khi qua Căm-Bốt, Đỗ viết bằng bút mực đen. Thảo nào! Đỗ lại cười nhạo
sự lẩm cẩm của mình. Bây giờ, Đỗ phải ghi vào bằng màu xanh mới được.
“Thúy Minh, cô bé đã đến vào một mùa trăng”
Đỗ đặt bút xuống, ngẫm nghĩ. Tại sao Đỗ lại viết tên của Thúy Minh? Có
phải cái tên dịu dàng đó đã ở lại trong tiềm thức của Đỗ, từ cái đêm hai
người thắp nến rước đèn với trẻ nhỏ? Đỗ vẫn tự cho rằng anh chưa được
phép gọi Minh bằng cách nào hơn là hai chữ “cô Minh” một cách thân mật
và giữ gìn, như một người anh gọi bạn của em gái mình. Còn trong thâm
tâm Đỗ, tự nhiên anh cảm thấy Minh đã đến chiếm một chỗ quan trọng
trong đời sống của anh. Minh đến, trước hết đã gợi cho Đỗ một xúc động,
khơi lại quãng ngày mà “lớp học huynh đệ” của anh có đầy sức sống. Minh
đến, như một hương nhớ, làm cho căn nhà nhỏ đã lâu vắng bóng người mẹ
bỗng tươi vui lên. Chính bác Liêu cũng bùi ngùi cảm động khi ngày đầu
tiên Minh đem quyển toán Vật Lý sang nhờ Đỗ giảng, Minh đã thắp nhang
nơi bàn thờ của mẹ Đỗ. Thúy Minh! Có phải Minh là tượng trưng cho một
cái gì vừa dịu dàng nhân ái, vừa thuần khiết ngọt ngào? Tìm một cô gái
lộng lẫy, “hợp thời trang” thật dễ. Nhưng tìm thấy một người con gái như
Minh, phải nói là hơi khó khăn.
Đỗ đã mang hình bóng của Minh từ xóm nghèo thân ái về đến tiểu đoàn.
Có phải Minh chỉ xem Đỗ như một ông thầy, một người anh không hơn
không kém? Vì Minh đã không đến gặp Đỗ ở sân trường, ngày mà Đỗ trở