- Ông ấy không có nhà. Ông ấy vê quê từ một tuần này, nửa tháng nữa
mới về.
Đi vắng!… Thế thì nguy cho tôi!
Người hầu gái chắc đoán thấy niềm tuyệt vọng trên mặt tôi.
Vả chăng chị ta nhìn thấy bản thảo của tôi cuộn tròn, co quắp, nó có
vẻ quằn quại đau đớn trong đáy túi tôi.
Chị ta không đóng cửa và cuối cùng bảo tôi rằng ông Vilơmetxăng đi
vắng nhưng có con rể ông ở nhà, nếu tôi muốn, cho biết tên, chị sẽ vào nói,
và chị lại nhận đưa cả cái gì, tôi đem đến cho ông ta.
Vừa nói vậy, chị vừa đưa mắt nhìn vào bài báo, nó giống như một con
dím, với những chiếc đanh ghim cài vào nó. Tôi rút bài báo ra, đưa chị ta
cầm vào giữa cho ghim khỏi đâm vào tay. Chị cười, vẻ thương hại, và quay
tay vào – tay giơ thẳng để cầm bài báo.
Người ta để tôi đứng một mình, ít ra là mười lăm phút. Cuối cùng, cửa
mở ra.
- Chà, bài của ông câu độc giả đấy, ông bạn thân mến ạ! Một ông to
béo, đầu hói, vừa nói vừa khua những ngón tay trùng trục.
Tôi lẩm bẩm xin lỗi:
- Không sao cả! Tôi đã nhìn đầu đề, tôi đã đọc mươi dòng, nó sẽ câu
cả công chúng! Chúng tôi sẽ cho đăng ông bạn trẻ ạ! Mà phải đợi ít lâu, bài
dài khiếp!
Đợi! Thế nữa, tôi trình bày với ông ta rằng, tôi không thể đợi được.
- Tôi bị thua bạc, ngày mai phải thanh toán, vì vậy tôi mới đánh bạo
tới thẳng đây.
- Ủa! Ông cũng mần cơ đầm pích à? Ông có rút năm quân không?
Tôi không biết rút năm quân là cái gì, nhưng cũng phải tìm câu gì đó
để trả lời, và giọng khàn khàn, tôi đáp:
- Thưa ông, có, tôi rút năm quân.
- Rõ khéo! Ông xài lớn đấy!