NGƯỜI LỮ HÀNH KỲ DỊ - Trang 423

khoảng thời gian như vậy. Ngay cả ngài, cho dù ngài có sống được đến tuổi
một trăm hai nhăm.

- Thật không may rằng cái việc quyết định luôn luôn là mối nguy khủng

khiếp nhất của chức vị lãnh đạo. - Ông đáp. - Bố cô đã lao vào mối nguy
hiểm ấy khi ông đứng ra cho phép vay những khoản tiền đó. Ông tự bộc
bạch với lương tâm mình rằng nếu không có chúng, một số nhà máy sẽ
buộc phải đóng cửa, hất ra đường nhiều người không công ăn việc làm, và
làm những người khác mất chỗ đầu tư hoặc nguồn cung cấp chủ yếu. Như
vậy bố cô hoàn toàn đúng về mặt đạo đức khi ông làm như vậy.

Nhưng về mặt luật pháp, đó lại là chuyện khác. Cái bổn phận lớn nhất

của một ngân hàng là bổn phận đối với những người gửi tiền ở đó. Luật
pháp ghi nhận điều ấy và chính quyền bang đã có những điều luật khống
chế những khoản vay đã nói ở trên. Theo luật, bố cô đáng ra không bao giờ
được cho sự cho vay như vậy bởi chúng không có khoản ký quỹ một cách
thỏa đáng. Tất nhiên, nếu những nhà máy này đã không đóng cửa, tiền vay
đã được trả đầy đủ, thì ông cụ cố đã được tôn là một nhà lo cho phúc lợi
chung, một người làm ăn nhìn xa trông rộng. Nhưng cái ngược đã xảy ra,
và những kẻ đáng ra đã có thể hết lời ca ngợi bố cô thì giờ đang gào thét
đòi lấy đầu ông cụ.

- Thế việc bố tôi đã mất cả cơ nghiệp của mình để cứu lấy ngân hàng

cũng không có tác dụng khác đi được sao? - Raina hỏi.

Ông Thống đốc lắc đầu. “Thật không may là không cô ạ”.

- Vậy ngài không có cách gì cứu được bố tôi ư? - Cô tuyệt vọng hỏi.

- Một nhà chính trị giỏi không đi ngược lại ngọn trào của dư luận. - Ông

chậm rãi nói. - Và lúc này đây, dư luận đang gào lên đòi một kẻ giơ đầu
chịu báng. Nếu bố cô đứng lên tự hào chữa, ông sẽ thất bại và nhận mười,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.