NGƯỜI LỮ HÀNH KỲ DỊ - Trang 987

Cái quán ấy không có máy điều hòa nhiệt độ, nhưng được giữ râm mát,

cũng không đến nỗi tệ lắm, dùng là đá trong cốc cà phê của tôi đã chảy ra
hết trước khi tôi kịp bưng nó về bàn mình. Rầu rĩ tư lự, tôi đưa mắt nhìn
qua cái cửa sổ trước mặt. Quá trẻ và quá già. Đấy là câu chuyện đời tôi. Tôi
mười bốn tuổi, khi cuộc chiến tranh lần thứ nhất kết thúc, năm 1918; và
gần như vượt quá hạn tuổi khi nước này bước vào cuộc chiến tranh này.
Bao giờ cũng có ai đấy không hề gặp may một bận nào cả. Tôi đã thường
nghĩ là thế hệ nào, cũng gặp phải chiến tranh. Vậy mà tôi thì không. Tôi bị
hẩm hiu sinh ra lửng lơ ở giữa.

Một chiếc xe buýt hạng trung của quân đội đỗ xịch ở cổng quán. Hành

khách bắt đầu nối đuôi nhau đi xuống. Tôi nhìn họ, bởi chả còn cái gì nhìn
nữa cả. Họ không phải là lính. Họ là dân thường, cũng không còn trẻ nữa.
Hầu hết cởi veston vắt trên tay, xách cặp tay kia. Một vài người tóc lấm tấm
hoa râm, còn rất nhiều người thì không có tí tóc nào cả. Tôi chợt để ý thấy
có một điều lạ. Không một ai trong số họ mỉm cười, ngay cả khi họ nói
chuyện với nhau trong những nhóm nhỏ mà họ ngay lập tức tụ lại trên vỉa
hè trước đầu xe.

Mà việc quái gì họ phải mỉm cười với tôi chứ, tôi cay đắng tự vặn hỏi.

Chả có gì vui thú như họ cười cả. Họ cũng là những kẻ vô dụng như tôi.
Tôi rút ra một điếu thuốc, đánh diêm. Gió của cái quạt xoay thổi ngọn lửa
tắt phụt. Tôi đánh que khác, nghiêng người đi, khum khum tay che lửa.

- Ô, ông Cord! Thật bất ngờ quá! Ông làm gì ở đây thế?

Tôi ngẩng phắt lên, bắt gặp ông Strasmer. “Tôi vừa mới giao một cái

máy bay mới xong.”. Tôi chìa tay ra. “Thế còn ông? Tôi nghĩ là ông ở New
York cơ đấy”.

Ông ta bắt tay tôi thật chặt, lắc lắc theo cái lối đặc biệt châu Âu của ông

ta, ánh cười vụt biến mất khỏi mắt ông ta. “Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.