nôn. "Chẳng có gì khổ như việc có mặt trên cõi đời này," về sau bà bảo ông.
'Chẳng có gì trong cơ thể em ngoại trừ sự đè nặng trong đầu." Tất cả những
gì ông có thể làm giúp bà là đem đổ cái chậu nôn lớn của bà, rửa sạch nó
trong phòng tắm, rồi rón rén trở vào phòng ngủ đặt lại bên giường để bà
dùng lúc nào buồn nôn tiếp. Trong lúc cơn đau diễn ra, từ hai mươi tư tới
bốn mươi tám tiếng đồng hồ, bà không thể chịu đựng nổi sự hiện diện của
ai khác trong căn phòng tối om, cũng như không sao chịu nổi ánh sáng dẫu
chỉ là một tia mảnh mai nhất lọt vào qua những tấm mành kéo kín. Và thuốc
thang chẳng ích gì. Không loại nào có tác dụng. Một khi cơn đau nửa đầu
đã tới, không có cách gì ngăn nó lại.
"Chuyện gì đã xảy ra thế?" ông hỏi bà.
"Vỡ ruột thừa. Anh để lâu quá."
"Anh bị nặng đến mức nào?" ông yếu ớt hỏi.
"Viêm phúc mạc nặng. Đang đặt ống dẫn lưu trong vết thương. Họ đang
dẫn dịch mủ ra ngoài. Anh đang phải truyền kháng sinh liều cao. Anh sắp
vượt qua. Tụi mình sắp sửa lại được bơi qua vịnh."
Thật khó mà tin. Nhớ lại hồi năm 1943, cha ông cũng đã suýt chết vì
viêm ruột thừa không chẩn đoán kịp gây viêm phúc mạc nặng. Hồi ấy cha
bốn mươi hai, có hai con nhỏ và phải nằm viện - tức là nghỉ việc - ba mươi
sáu ngày. Khi về nhà, cha ốm yếu đến độ hầu như không leo nổi một lượt
cầu thang ngắn dẫn lên căn hộ của họ, và sau khi được mẹ đỡ từ cửa nhà
vào phòng ngủ, ông ngồi lên mép giường, ở đó, lần đầu tiên trước mặt con
cái, ông sụp xuống mà khóc. Mười một năm trước đó, em trai út của cha,
chú Sammy, đứa con cưng trong tám người con của ông bà nội, cũng chết vì
viêm ruột thừa cấp khi vừa học năm thứ ba trường đào tạo kỹ sư. Khi ấy
chú mới mười chín, mười sáu tuổi chú đã vào đại học, và tham vọng của
chú là trở thành kỹ sư hàng không. Trong số tám anh chị em của bố, chỉ có
ba học hết được phổ thông, chú Sammy là người đầu tiên và duy nhất vào