không có óc" ông gặp khi cô được hãng của ông thuê để làm một công việc
buộc cả đội, gồm cả hai bọn họ, phải đến tận Caribê công tác vài ngày - chỉ
củng cố thêm cách nhìn của họ về ông: một gã thích phiêu lưu tình ái thiếu
chín chắn, nông nổi, vô trách nhiệm, giả nhân giả nghĩa. Với tư cách một
người chồng, thậm chí với người vợ có một không hai như Phoebe, người
mà vì bà ông đã giũ bỏ mẹ họ, ông là kẻ lừa đảo. với tư cách bất cứ gì
không phải một con chó dái, ông đều là thứ đồ giả từ trong ra ngoài. Còn
chuyện ông trở thành "nghệ sĩ" khi về già, thì, đối với hai đứa con trai đó,
đúng là trò hề lớn hơn hết thảy. Khi ông bắt đầu thói quen vẽ nghiêm túc
hằng ngày, Randy đã đặt cho cha mình một biệt danh nhạo báng: "tay thợ
vụng vui vẻ."
Để đáp lại ông cũng chẳng bảo mình đúng về mặt đạo đức hay đã suy xét
hoàn hảo. Cuộc hôn nhân thứ ba của ông được thiết lập trên khát khao vô
bờ bến về một người đàn bà ông chẳng định dính líu gì ngoài một khao khát
vốn chưa từng đánh mất sức mạnh bịt mắt và dắt mũi ông, ở tuổi năm mươi,
chơi trò trống bỏi. Trong suốt sáu năm trước đó ông đã không còn ngủ với
Phoebe, nhưng ông không thể trưng cái sự thật thầm kín đó ra với hai đứa
con trai làm lời giải thích cho cuộc ly dị thứ hai. Ông không cho rằng thành
tích mười lăm năm làm chồng của Phoebe, mười ba năm làm người cha
sống chung nhà của Nancy, làm em trai của Howie và con trai của cha ông
từ lúc sinh ra, lại đòi hỏi ông đưa ra một lời giải thích như thế. Ông không
cho rằng thành tích hơn hai mươi năm làm trong ngành quảng cáo ông lại
đòi hỏi ông đưa ra một lời giải thích như thế. Ông không cho rằng thành
tích làm cha đẻ của Lonny và Randy lại đòi hỏi một lời giải thích như thế!
Thế nhưng bức tranh họ mô tả cách ông kiểm soát bản thân trong suốt
cuộc đời thậm chí còn không phải một bức biếm họa, mà, theo quan điểm
của ông, là một bức chân dung về những gì không phải là ông, một sự mô tả
họ cứ bám lấy hòng hạ xuống mức thấp nhất mọi thứ đáng giá, vốn hiển
nhiên với hầu hết những người khác, ông tin thế. Hạ xuống mức thấp nhất
sự tử tế của ông, rồi cường điệu những khuyết điểm, vì một lý do mà vào