cảnh sát không có bằng chứng nào để buộc tội Fontaine.
Nếu anh ta thực sự giết vợ thì cách đơn giản nhất để giấu cái xác là chôn
dưới ruộng.
Các cảnh sát đã dùng chó nghiệp vụ để lùng sục một phần khu đất, nhưng
với quy mô của nông trại thì phải cần đến cả trăm người và nhiều tháng tìm
kiếm.
Thế nên Fontaine đã được triệu tập đến đồn cảnh sát ba lần. Anh ta đã bị
truy vấn trong nhiều giờ liền, các cảnh sát luân phiên nhau hỏi cung, nhưng
vô hiệu. Anh ta vẫn một mực phủ nhận. Lần nào họ cũng phải thả anh ta về
nhà. Đến lần thứ tư này, họ đã mời một chuyên gia từ trên thành phố xuống.
Một người mà nghe nói rất thành thạo nghiệp vụ.
Mọi người đều muốn trò chuyện với Simon Berish.
Đặc vụ Berish biết các đồng nghiệp của mình đã không làm tốt nhiệm vụ.
Cái khó bắt người ta thú nhận không phải là việc giết người, mà là nơi giấu
xác nạn nhân. Chính vì nguyên nhân đó mà trong bốn phần trăm các vụ giết
người, thi thể nạn nhân không bao giờ được tìm thấy. Ngay cả nếu như Berish
buộc Fontaine thừa nhận tội giết vợ, anh cũng sẽ không biết gì về chỗ giấu
xác, anh chắc chắn như thế.
Đó là một hành vi thường gặp. Nó cho phép kẻ sát nhân chối bỏ suy nghĩ
về điều hắn đã gây ra. Lời thú nhận trở thành đối tượng thoả hiệp: tôi thừa
nhận với ông chính tôi là kẻ giết người, nếu ông cho phép tôi quên nạn nhân
mãi mãi bằng việc để yên thi thể ở chỗ nó nằm.
Đương nhiên, một thoả hiệp như vậy không thể được chấp nhận dưới quan
điểm pháp luật. Nhưng Berish biết đối với người hỏi cung, cần phải nuôi ý
tưởng hoang đường đó của thủ phạm là đủ.
- Tôi đã kết hôn một lần, nhưng với tôi một lần đó là quá đủ. - Anh nói,
tiếp tục vở diễn của mình. - Ba năm địa ngục, và may mắn là không có con
cái. Cho dù hiện nay tôi buộc phải chu cấp cho mụ vợ và con chó Chihuahua
của cô ta. Anh không tưởng tượng nổi con chó đáng nguyền rủa đó làm tôi
tốn kém thế nào đâu. Nó lại còn ghét tôi nữa chứ.
- Tôi thì có hai con chó lai rất khỏe để giữ nhà.
Anh ta đổi chủ đề, điều này không tốt, Berish tự nhủ. Cần phải lôi anh ta