Đầu ông Anton Hansen lại ngả xuống gối lần nữa. Tôi tận dụng cơ hội để
hỏi một câu.
“Ông có thể nhớ được loại xe mà ông Harald Olesen đã lái hay không?”
Ông gật đầu yếu ớt và không hề nhấc đầu lên khỏi gối.
“Tối hôm đó ông ấy lái chiếc Volvo 1932 đen của mình, như thường lệ.”
Tôi cười, hy vọng có thể khích lệ cho cả ông ấy và tôi.
“Tốt, tốt. Và điều gì xảy đến cho những người tị nạn sau đó?”
Sau một nụ cười thoáng qua, gương mặt ông Anton Hansen co rúm lại.
“Tôi e rằng tôi không biết gì nhiều. Chúng tôi chưa bao giờ được nói cho
biết tên hoặc bất kỳ điều gì về những người đến tá túc tại nhà chúng tôi,
cũng không biết họ sẽ đi tiếp bằng đường nào. Tôi chưa bao giờ gặp lại họ,
nhưng tôi không nghĩ mọi việc kết thúc tốt đẹp. Về sau, có lần tôi hỏi ông
Harald Olesen về gia đình ấy. Ông ấy bỗng sa sầm và nói rằng họ đã không
may mắn lắm, rằng tôi không nên hỏi nữa. Ông nói rằng tốt nhất là tôi
không nên biết thêm. Vậy nên tôi chưa bao giờ hỏi lại. Tôi tuyệt đối tôn
trọng những gì ông Harald Olesen đã nói, nhưng cũng thường suy nghĩ về
việc đó. Những hình ảnh và ký ức vẫn đeo bám tôi qua chừng ấy năm. Tôi
đoán rằng không có ai trong số họ sống sót sau chiến tranh.”
Ông dừng một chút, ho vài lần, rồi nói tiếp.
“Ngoài ra, có một điều mà tôi chắc chắn là lần đó bản năng của ông
Harald Olesen đã cứu mạng vợ chồng tôi. Không hiểu bằng cách nào chúng
tôi đã bị phát hiện, hoặc có ai đó đã chỉ điểm. Buổi sáng hôm sau, tôi bị
đánh thức bởi năm tên lính Gestapo, chúng đá tung cửa và lục soát khắp
nhà. Chiếc giày em bé trên sàn là một trong số những đồ vật mà chúng truy
vấn, nhưng thật may mắn là chiếc giày lại vừa khít với đứa con trai nhỏ
nhất của chúng tôi.”
Ông lại dừng một chút. Những hồi ức rõ ràng quá mạnh và giọng ông run
lên.
“Tuy nhiên tôi vẫn bị tống vào trại giam Grini. Khi bị lôi khỏi nhà buổi
sáng hôm đó, tôi đã tưởng đó là lần cuối cùng được trông thấy vợ và lũ trẻ.
Tôi bị tra khảo và đánh đập trong bốn ngày trước khi chúng thả tôi ra. Vào
ngày thứ ba, chúng nói rằng tôi sẽ bị bắn nếu không khai ra những người tị