gương mặt ám ảnh tôi thường xuyên, kể cả khi tôi thức hay ngủ. Và thường
là đôi vợ chồng trẻ đầy khiếp sợ cùng với đứa bé ấy.”
Cái cách ông khăng khăng dùng từ ‘đứa bé’ nhắc tôi nhớ đến một câu
hỏi chưa có lời giải.
“Ông có biết đứa trẻ là trai hay gái không?”
Ông yếu ớt lắc đầu.
“Cả hai vợ chồng tôi đều không biết, lạ lùng thay. Lúc đó điều quan
trọng là chỉ nên biết và nhớ càng ít càng tốt. Đứa trẻ mới chỉ vài tháng tuổi
và được quấn kỹ, nên không dễ để biết nó là trai hay gái. Tôi nghĩ đó là một
bé gái nhưng không chắc lắm.”
“Và Ông cũng không biết ông Harald Olesen đã lái xe đưa họ đi đâu?”
Ông già khẽ rên lên và lắc đầu.
“Không. Không may là ông ấy không nói. Chúng tôi không nên biết
những việc như thế, nhưng tôi nghĩ…”
Ông lại ho một trận nữa. Tôi cảm thấy tội lỗi khi truy vấn một ông già
chỉ còn da bọc xương trên giường, nhưng cũng không thể ra về khi chưa
nghe toàn bộ câu chuyện.
“Tôi không nghĩ ông ấy dự định đi thẳng qua biên giới. Quân Đức có
nhiều chốt gác trên đường và hiện diện rất nhiều ở vùng biên giới, thế nên
đường gần nhất luôn là nguy hiểm nhất. Càng không dễ đưa hai người lớn
và một đứa trẻ qua trót lọt các chốt kiểm soát. Tôi nghĩ khả năng lớn là ông
ấy đưa họ đi bộ vào rừng.”
“Nhưng đó đang là mùa đông - không lẽ không có tuyết trên đường đi?”
Ông già yếu ớt gật đầu hai lần.
“Đó là giữa tháng 2. Họ ra đi đêm 14 tháng 2. Đó là một tình huống khó
khăn. Hoặc ông Harald Olesen phải tìm một nơi trú ẩn an toàn cho gia đình
họ trong hai hoặc ba tháng, hoặc mọi người phải trượt tuyết băng rừng. Tôi
nghĩ ông ấy đã theo kế hoạch sau. Vào cái ngày trước khi họ rời đi, ông nói
vội rằng có lẽ ông và Chân nai phải đi một chuyến lên núi.”
Tôi cúi xuống nhìn người đàn ông hốc hác trên giường, không hề che
giấu vẻ thắc mắc hiển hiện trên gương mặt. Ông cười đấu dịu và nghỉ một
chút trước khi nỗ lực nói tiếp.