để giúp đỡ cho Chapman hoàn thành những nhiệm vụ của ông ta. Những tài
liệu lưu trữ không thể hiện rõ ràng ghi nhận của MIS về sự hoạt động của
bà như một điệp viên trong mạng lưới, nhưng rõ ràng rằng họ biết về vai trò
của bà. Eddie đã được ghi nhận là hôn phu của bà trong những năm 1943
và 1944. Một số nguồn tin còn cho rằng bà Dagmar đã có thai nhưng rồi
phá thai.
Eddie Chapman rời Na Uy vào mùa xuân năm 1944, vẫn trong vai trò
một quân nhân Đức. Bà Dagmar chưa bao giờ là một thành viên của Đảng
NS, Đảng Phát xít Na Uy. Nhưng vì bà đã làm việc cho những cơ quan
kiểm duyệt của Đức trong những tháng cuối cùng của chiến tranh, và có lẽ
vì bà bị đồn thổi là người tình của quân Đức, bà bị bắt giữ bởi cảnh sát Na
Uy vào ngày 19 tháng 5 năm 1945 rồi bị đưa đến nhà tù nữ Bredtveit.
Trong lời khai được viết trong tù vào ngày 15 tháng 6 năm 1945, bà
Dagmar có nhắc đến mối liên hệ giữa mình và Eddie. Bà cam kết rằng
mình luôn có cảm tình với Kháng chiến và người Anh, và rằng công việc
kiểm duyệt thư từ cho quân Đức đã được Eddie làm rõ, người đã hứa nếu
còn sống sót sẽ trở lại với bà ngay khi chiến tranh kết thúc. Ông đã cam
đoan với bà rằng nếu ông không thể trở lại, bà cứ liên lạc với các cấp trên
của ông ở cục tình báo Anh, họ sẽ giúp đỡ bà. Vì thế, bà Dagmar được hộ
tống đến Oslo để gặp mặt những người đại diện chính thức của nước Anh
vào ngày 19 tháng 6 năm 1945, nhưng họ phủ nhận vụ việc này và bà được
đưa trở về nhà tù nữ Bredtveit.
Trong phiên tòa xử tội phản quốc tại Na Uy năm 1947, bà Dagmar bị kết
án 189 ngày, bằng chính xác số ngày bị tạm giữ trong năm 1945. Bà cũng
mất quyền được bầu cử trong mười năm tiếp theo. Bà chọn chấp nhận án
phạt, hơn là đối mặt với một phiên tòa khác. Không rõ động cơ của bà khi
làm việc này. Một lời giải thích có vẻ hợp lý là, với một cô gái đến từ vùng
quê không được giáo dục, không có tiền bạc hoặc mối quan hệ ở Oslo, bà
cho rằng tình cảnh của mình là vô vọng, khi bị từ chối hỗ trợ bởi đại diện
của nước Anh và cảnh sát Na Uy. Mọi thứ đều chống lại bà. Tất nhiên, một
khả năng khác là bà có những động cơ đáng ngờ trong những mối liên hệ
với quân chiếm đóng trong chiến tranh và vì thế chấp nhận án phạt. Dù là