trường hợp nào đi nữa, phán quyết trong những phiên tòa xét xử tội phản
quốc và cái mác tình nhân của lính Đức đầy tai tiếng đã gắn liền với cuộc
đời bà trong nhiều năm sau chiến tranh. “Nên nhớ rằng dì mày là một con
đĩ của bọn Đức!”, một người hàng xóm đã gào theo cô cháu gái bé nhỏ của
bà Dagmar ở Eidsvoli. Bản thân bà sớm quay lại với sự vô danh trên những
con phố của Oslo và rời khỏi Eidsvoll sau khi nhận một khoản thừa kế nhỏ
từ cha mẹ vào giữa những năm 1950.
Bà Dagmar chưa bao giờ có con và sống một mình trong quãng đời còn
lại, với một ngoại lệ là cuộc hôn nhân ngắn ngủi đầu những năm 1950. Bà
có một vài người tình - đều là những người đàn ông lớn tuổi và giàu có -
những người có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất xa xỉ của bà. Không mối
quan hệ nào được hợp thức hóa hay tồn tại lâu dài. Bà làm thư ký và thực
hiện những công việc văn phòng khác cho đến khi nghỉ hưu khoảng cuối
những năm 1980, nhưng chưa bao giờ xin vào một vị trí nào trong chính
quyền hoặc tìm cách lôi kéo sự chú ý của công chúng theo bất kỳ cách nào.
Bà Dagmar có lẽ không biết rằng người tình thời chiến của mình, Eddie
Chapman vẫn còn sống và sau đó đã kết hôn tại Anh, cho đến khi ông bất
ngờ liên lạc lại với bà vào những năm 1990. Gần năm mươi năm sau khi
chiến tranh chia cắt hai người, Eddie và Dagmar đã nối lại mối liên hệ. Một
lần nữa, không chắc bà có thực sự đến nước Anh và gặp lại ông hay không,
nhưng dường như trong những năm 1996-1997, bà Dagmar đã hy vọng
rằng Chapman sẽ sớm trở lại Na Uy và công bố câu chuyện về những nỗ
lực của bà trong thời chiến. Tuy nhiên, cho dù đó là dự định của mình, ông
Chapman đã không thể hoàn thành tâm nguyện đó vì lí sức khỏe kém và
ông qua đời vào ngày 12 tháng 12 năm 1997.
Cái tin Eddie đã chết mà chưa thể đến Na Uy để nói ra sự thật về những
trải nghiệm của bà trong thời chiến có lẽ là cú đánh cuối cùng vào tâm hồn
vốn đã yếu đuối của bà Dagmar. Hy vọng cuối cùng của bà về một lời minh
oan, lại trở thành một nỗi thất vọng khác. Những năm cuối đời của hà
Dagmar rất khó khăn. Bà không chỉ là người nghiện thuốc lá và nghiện
rượu nặng, mà còn phải chịu đựng căn bệnh Parkinson, ngày càng trở nên
xa lánh xã hội và suy dinh dưỡng. Chỉ còn là một cái bóng điêu tàn của vẻ