quay về, anh ta đã dừng lại để bàn luận về kết quả bóng đá với ông Konrad
Jensen. Anh ta không gặp ai khác ngoài ông Konrad Jensen tại hành lang
tối hôm đó cho đến khi họ ở trước căn hộ khóa trái của ông Harald olesen
và những người hàng xóm khác chạy tới.
Cho đến lúc này, cuộc đối thoại vẫn diễn ra một cách dễ chịu. Tuy nhiên,
khi tôi hỏi tên cô bạn gái người Na Uy của anh ta từ năm 1945 đến năm
1948, gương mặt Darrell Williams đanh lại.
“Ồ, dĩ nhiên cô ấy có tên chứ’, anh ta nói không chút vui vẻ. ‘Nhưng tôi
không hiểu liệu cô ấy có còn giữ nguyên tên họ hay không, và không có ý
định tìm hiểu. Tôi không liên quan gì đến vụ án mạng này và không thể
hiểu được người yêu của tôi từ thời chiến thì có can hệ gì với nó.”
Tôi đáp rằng dù sao cũng thuận lợi hơn cho tôi nếu được biết tên của
người phụ nữ đó trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào. Anh ta trả lời cộc lốc
rằng anh ta không muốn nói ra, ít nhất là tại đây và bây giờ.
Cuộc đối thoại sau đó càng tệ hơn. Sau câu hỏi về bạn gái, Darrell
Williams trở nên phòng thủ hơn, thậm chí trước cả khi tôi hỏi về tài khoản
ngân hàng của anh ta. Anh ta tin chắc đó là một câu hỏi thường quy mà
chúng tôi hỏi tất cả mọi người và nhấn mạnh rằng bản thân không có gì để
giấu. Tuy nhiên, anh ta thấy việc đó ‘rất bất tiện’ và, sau khi suy nghĩ một
lúc, anh ta nói cần phải trao đổi với ngài đại sứ trước khi cho tôi xem sao
kê tài khoản ngân hàng của mình. Ngoài ra, việc này có thể tạo nên một
tiền lệ và khó lường trước được các hậu quả. Tôi cố gắng trả lời một cách
dí dỏm nhất rằng sẽ khó có hậu quả đáng kể nào nếu những người Mỹ tại
Oslo chỉ phải cho phép truy cập vào tài khoản ngân hàng của họ trong tình
huống có một cựu binh kháng chiến Na Uy bị sát hại trong cùng tòa nhà.
Nhưng giờ đây cuộc đối thoại của chúng tôi hoàn toàn không có chỗ cho óc
hài hước, anh ta chỉ lắc đầu với một cái nhếch mép.
Tôi không hy vọng có đáp án cho các câu hỏi khác, nhưng dù sao vẫn đi
theo danh sách của mình đến cùng, như đã định. Đầu tiên, tôi hỏi liệu anh
ta có biết về những hoạt động của tổ chức tình báo Mỹ được gọi là OSS ở
Na Uy và các nước khác trong chiến tranh, tổ chức mà sau này trở thành
một phần của cơ quan tình báo Mỹ mới mang tên CLA. Ánh mắt của