Tôi đã bị đánh bật ra khá xa về phía sau và lăn xuống một ngọn đồi dốc.
Bằng cách nào đó mặt tôi tiếp đất, nhờ đó khúc ăng ten phải nằm vào một
góc chếch sắc đến độ đưa một lực xoáy rất lớn vào cái lỗ trên áo. Nó tạo
thành một miếng xi mong manh.
Rồi, một dòng máu tuôn trào từ vết thương của tôi nhiễu xuống cái lỗ.
Khi máu đến chỗ rách, lượng nước trong máu nhanh chóng bốc hơi do dòng
khí lưu thông và áp suất thấp, để lại một đống cặn dư. Thêm máu rỉ rả chảy
ra và chúng được khử nước còn lại cặn. Cuối cùng, máu đóng lại những khe
hở quanh cái lỗ và giảm sự rò rĩ xuống đủ cho bộ đồ trung hòa trở lại.
Bộ đồ du hành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó. Khi thấy áp suất bị
giảm, nó liên tục đổ đầy khí nitrogen (nitơ) từ thùng dự trữ của tôi để dung
hòa. Một khi lỗ rỉ có thể tự cầm cự được, nó chỉ phải chầm chậm nhỏ giọt
không khí mới để bù vào lượng khí đã mất.
Sau một hồi, hệ thống hấp thụ khí CO2 (carbon dioxide, cácbon điôxít)
trong bộ áo đã bị dùng hết. Đó thật sự chính là nhân tố giới hạn của sự cấp
dưỡng nguồn sống. Không phải lượng ôxy bạn mang theo mà là lượng CO2
bạn có thể bỏ đi. Trong căn Hab, chúng tôi có máy tạo ôxy, một thiết bị lớn
có khả năng lọc ôxy từ khí cácbon điôxít. Nhưng bộ đồ du hành phải có di
động được, nên họ dùng quá trình hấp thụ hóa học đơn giản với đầu lọc có
thể thay thế khi dùng hết. Tôi đã ngủ lâu đến nỗi những bộ lọc của tôi trở
nên vô dụng.
Bộ đồ nhận ra ngay vấn đề này và chuyển vào trạng thái khẩn cấp mà
đám kỹ sư gọi đó là “thay máu”. Không có cách nào để tách CO2, bộ đồ tự
tiện mở lỗ thông cho khí thoát ra khí quyển Sao Hỏa, rồi lấp đầy lại bằng
khí nitơ. Với lỗ thủng và quá trình thay máu, khí nitơ cạn đi nhanh chóng.
Chỉ còn lại bình ôxy của tôi.
Nên nó làm hành động duy nhất nó biết để giúp cho tôi được sống. Nó
bắt đầu lấp đầy áo bằng khí ôxy nguyên chất. Lúc này đây tôi phải chịu rủi