được tự do về mặt tình cảm, không thể và cũng không phải chịu bất kì sự xâm phạm nào, cho
dù đó là con ruột của bạn.
Vậy mà vẫn có những người còn khiến chúng ta khó chịu hơn cả các vị phụ huynh người Trung
Quốc. Ông ta không phải người bình thường, mà là nhà triết học Hy Lạp cổ đại - Socrates.
Socrates có sức ảnh hưởng rất lớn thời Hy Lạp cổ đại, nhiều quan niệm của ông được thế hệ
sau tôn thờ làm “sư tổ”. Vậy mà một nhân vật vĩ đại như vậy lại không hiểu được đạo lí “đừng
phê bình người khác”.
Socrates là một người tự cao tự đại, coi thường tất cả. Ông ngày nào cũng rảnh rỗi, chỉ đứng ở
trên đường hay giữa chợ, nói chuyện với đủ các loại người. Ông đặc biệt thích phản bác, phê
bình và bắt bí người khác. Socrates cho rằng, học tập chân chính chỉ có thể sinh ra trong lúc
phản bác. Đương nhiên không thể phủ nhận rằng, Socrates thực sự đã khơi gợi năng lực tư duy
của rất nhiều người thông qua phương pháp này. Nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy, các
cuộc nói chuyện cùng Socrates chưa bao giờ rút ra được một kết luận gì rõ ràng. Vì theo nhà
triết học này, mục đích chính của ông không phải là đưa ra được kết luận gì, mà là phải phản
bác kết luận nào. Niềm vui có được từ việc chứng minh cách nghĩ của người khác là “sai lầm”.
Ông cảm thấy vô cùng hả hê khi nhìn thấy nét mặt khó coi của mọi người sau khi bị mình phê
bình.
Nhưng Socrates không ý thức được rằng, người khác cũng có sự tự tôn và cảm xúc giống như
mình. Khi phê bình người khác, không cần biết trong trường hợp nào, trên thực tế chẳng khác
nào đang làm nhục họ, và sự căm ghét của mọi người cũng ngày càng tăng lên. Cuối cùng, một
người thợ giày và vài người khác đã kiện Socrates lên tòa án, và kết cục là ông bị xử tử.
Bi kịch của Socrates nằm ở chỗ ông không hiểu được rằng: Nếu một người luôn tự cho mình là
giỏi giang, hơi một chút là phê bình người khác, cho rằng mình thật cao minh và có quyền làm
nhục người khác, thì cuối cùng sẽ chỉ tự chuốc lấy tai họa cho chính mình mà thôi. Về điểm
này, Socrates dù có vĩ đại thế nào đi nữa cũng không thể bằng Gracián.