kim thêu.” Lí Bạch há to miệng: “Gì cơ! Thanh sắt mài thành kim thêu?” Cậu bé ngẩn người một
lúc, bỗng nhiên hiểu ra, thế là chạy thật nhanh về nhà.
Từ đó về sau, Lí Bạch trở thành một người chăm chỉ, hơn nữa cả cuộc đời sau này ông đều cố
gắng giữ gìn một phẩm chất tốt đẹp: kiên trì. Chúng ta chỉ nhìn thấy một mặt của thiên tài Lí
Bạch, mà không biết đến nghị lực kiên cường đằng sau thiên tài ấy. Lí Bạch cả đời đi thưởng
ngoạn đó đây, mỗi nơi từng đi qua, ông đều để lại những bài thơ làm cảm động lòng người, cho
đến tận khi sắp qua đời, ông còn viết một bài mang tên Lâm chung thi (Bài thơ làm trước lúc
mất). Nếu như không có tinh thần kiên trì ấy, người bình thường liệu có làm được điều này
không?
Thành công của Lí Bạch không chỉ ở việc ông là một thiên tài, mà còn ở việc, sau khi đã xác
định được mục tiêu, ông sẽ quyết tâm theo đuổi nó cả cuộc đời. Tinh thần kiên trì đó đã mang
lại thành công cho ông. Chúng ta hẳn đã biết đến người phụ nữ - nhà khoa học lừng danh đã
từng hai lần đoạt giải Nobel - Marie Curie. Thành công của bà có thể nói là kết quả của sự kiên
nhẫn. Trước khi đạt giải Nobel hóa học nhờ phát hiện ra nguyên tố hóa học Radium, bà cùng
chồng mình - ngài Pierre Curie đã thực hiện mấy nghìn thí nghiệm. Khi đó, điều kiện thí
nghiệm của họ cực kì thiếu thốn, thậm chí không có phòng thí nghiệm riêng, phải làm trong
một căn phòng rách nát bị bỏ hoang, trải qua mấy nghìn ngày không biết gì về bên ngoài. Thật
khó tưởng tượng, một người ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt lại có thể cho ra đời một công
trình nghiên cứu vĩ đại như thế. Trong quá trình ấy, họ cũng có lúc nản lòng, mất niềm tin, định
bỏ cuộc, nhưng cuối cùng vẫn là kiên trì đi theo phương hướng đã chọn lúc đầu.
Có một số người, tuy có tài cao, nhưng vì không có đủ nghị lực, không thể kiên trì đến phút
cuối, trong thời khắc quan trọng sắp có được thành công thì lại từ bỏ, vì thế mà đã tuột mất
thành công. Trong lịch sử giải thưởng hóa học Nobel, cũng có một số ví dụ khiến cho chúng ta
cảm thấy nuối tiếc.
N hà hóa học Riley đã làm vô số thực nghiệm, ông muốn tìm ra một vật chất mới đã được
chứng minh sự tồn tại trên lí thuyết. Nhưng, chất lượng của những sản phẩm trong ống nghiệm
luôn thấp hơn một chút so với chất lượng dự tính trong tài liệu. Hết lần này sang lần khác, ông
làm đi làm lại những thí nghiệm, kết quả là lần nào cũng giống nhau.
Cuối cùng, sau khi trải qua thất bại liên tiếp trong ba năm vất vả, Riley tuyên bố từ bỏ sự
nghiệp mà ông vẫn theo đuổi suốt mấy năm ròng. Ông cảm thấy mình chắc chắn không phù
hợp để tiếp tục đi trên con đường này, thế là ông buồn bã quay lưng, chuyển sang nghiên cứu
trong lĩnh vực khác.