Chuyện buồn đã xảy ra. Vào chính năm đó, hai nhà hóa học trẻ dựa vào sự khác biệt giữa tài
liệu mà Riley dự tính, cùng với tài liệu mà ông phát hiện thực tế, đã đưa ra kết luận: Những loại
vật chất mới thực ra đã sớm nằm trong ống nghiệm của Riley. Bản thân sự khác biệt giữa hai
tài liệu này chính là minh chứng. Do Riley vội vã cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt này là do máy
đo lường không chuẩn xác, nên ông đã không làm phân tích sâu hơn đối với nó. Trên sự thực,
sự đặc biệt trong tính chất của vật chất mới đã được phản ánh ngay trong sự khác biệt của hai
tài liệu này.
Báo cáo của họ vừa đưa ra, tất cả mọi người đều cảm thấy vui mừng. Đoạt giải Nobel hóa học
năm đó, chính là hai nhà hóa học trẻ tuổi. Người đau khổ nhất đương nhiên là Riley. Vốn dĩ,
giải thưởng này nên thuộc về ông, bởi ông mới là người phát hiện tất cả, còn hai người trẻ tuổi
đó chỉ là nhặt lấy thành quả mà ông để rơi xuống đất thôi.
Nói theo một ý nghĩa nào đó, Riley thua không phải là do bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên
ngoài, mà là do ông không có đủ nghị lực, không kiên trì đến cùng, chính vào giây phút sắp
chạm được đến thành công, thì ông lại mất đi sự nhẫn nại cuối cùng. Và chính sự nhẫn nại này,
đã tạo nên sự khác biệt giữa “kiên trì đến cùng” và “chuồn chuồn đạp nước”.
Riley chính là người đã chạy chín mươi chín mét rồi dừng lại, ông đã đứng gần sát vạch đích,
vậy mà... Thật tiếc khi ông không biết đến lời dạy của Gracián sớm một chút: Khi đã chọn được
một việc đúng đắn, thì nên cố gắng hoàn thành nó.