12. Tri thức và dũng khí là hai con át chủ
bài bất hủ
Tri thức và dũng khí là hai thứ bất hủ trên thế gian này. Có được chúng, cũng có nghĩa là có thể
trở nên bất hủ. Sở hữu loại tri thức như thế nào thì bạn sẽ trở thành con người như thế ấy. Có
trí tuệ, tức là có thể làm được những điều mình mong muốn. Kẻ ngu dốt chẳng khác nào tự
nhốt mình trong thế giới tối tăm.
Thể lực và khả năng phán đoán giống như đôi tay và đôi mắt. Nếu có tri thức mà không có gan
làm, hoặc có gan làm mà không có tri thức, thì trí tuệ ấy cũng không thể đơm bông kết trái.
------Baltasar Gracián
Trung Quốc có bộ sử nổi tiếng Tả truyện , trong đó ghi chép đoạn sau: Trên thế gian có ba loại
sự vật có thể làm cho người ta trở nên bất hủ, chính là “lập đức, lập ngôn, lập công”. Cái gọi là
“lập đức”, để chỉ một người cần có phẩm chất đạo đức cao thượng, dùng sức hấp dẫn từ nhân
cách cao cả của mình để gây ảnh hưởng tốt và truyền lại cho đời sau, từ đó đạt đến mục đích
“bất hủ”. Còn “lập ngôn”, là nói một người nên dùng cây bút trong tay mình để viết ra những
tác phẩm vĩ đại, dùng sự lưu truyền của văn chương để đạt đến mục đích “bất hủ”, “lập ngôn”
có thể tương đương với “tri thức” mà Gracián nhấn mạnh. Con đường bất hủ thứ ba chính là
“lập công”, tức là làm một số việc thực tế, ví dụ lập ra một đế quốc vĩ đại, trồng những cánh
rừng rậm rạp cho đời sau được hưởng bóng mát..., những việc này đều có thể gọi là “lập công”.
Không khó để tưởng tượng, “lập công” cần đến dũng khí và kiến thức đặc biệt mới có thể làm
được.
Dưới con mắt của các triết gia trong và ngoài nước, kết luận mà họ đưa ra luôn có rất nhiều
điểm tương đồng với nhau. Điều này cũng chứng minh rằng, những đạo lí này có tính thích ứng
phổ biến.
Nước Ngô thời Tam Quốc có một tướng quâ n tên là Lã Mông. Ông anh dũng thiện chiến, nhiều
lần giành thắng lợi trên chiến trường, đã lập được công lao rất lớn. Nhưng, Lã Mông có một
nhược điểm, đó là không biết chữ, cũng không thích đọc sách, ông luôn tỏ ra coi thường những
người có học hành. Theo ông, đối với một vị tướng quâ n, thứ quan trọng nhất không phải là tri
thức, mà là phải biết dựa vào sức mạnh và ý chí của mình để giải quyết vấn đề.