Bố mẹ em sẽ nói gì?
Bố mẹ em nghĩ em điên lâu rồi và bảo rằng tiếc đã đưa em ra khỏi
Trung Hoa, nơi không có Fred Astaire. Họ bảo em thậm chí không còn là
người Hoa nữa rồi. Họ bảo thật uổng công vượt muôn trùng từ Trung Hoa
tới đây để làm cô giáo với nghe Fred Astaire. Ở đó làm cô giáo cũng được
vậy. Con tới đây để kiếm tiền, bố mẹ em bảo. Thầy McCourt, thầy chỉ em
làm cách anfo để thành cô giáo tiếng Anh được chứ?
Được, Nancy.
Em cám ơn thầy McCourt. Nếu em đặt câu hỏi trong lớp thì có làm
phiền thầy không?
Tới giờ học cô bé bảo, Thầy thật may vì đã biết tiếng Anh khi đến Mỹ.
Thầy cảm thấy thế nào khi đến Mỹ?
Lúng túng. Các em biết lúng túng nghĩa là gì không?
Cái từ này tức thì truyền khắp lớp học. Chúng giải thích cho nhau bằng
tiếng mẹ đẻ và những cái đầu gật gù, phải rồi, đúng thế. Chúng ngạc nhiên
vì người đàn ông đứng trên kia, ông thầy của chúng, cũng đã từng lúng túng
như chúng vậy, mặc dù ông biết tiếng Anh và đủ thứ chuyện. Thế nghĩa là
chúng ta có chung điều này: lúng túng.
Tôi bảo chúng rằng khi tới New York tôi gặp khó khăn với tiếng nói và
tên gọi các thứ. Hồi đó tôi phải học tên các món ăn: bắp cải chua, xà lách
cải bắp, hot dog, bagel mit anh schmeer
[94]
.
Rồi tôi kể chúng nghe về kinh nghiệm dạy học đầu tiên của tôi, chẳng
liên quan chút nào đến trường ốc. Số là nhiều năm trước khi trở thành thầy
giáo, tôi làm việc trong một khách sạn. George-Béo, một đầu bếp người
Puerto Rico, bảo tôi rằng có năm phụ bếp muốn học tiếng Anh, mỗi người
sẵn sàng trả tôi năm mươi xu nếu tôi chịu dạy họ, mỗi tuần một lần, vào giờ
nghỉ trưa. Vì chỉ hai đôla rưỡi một giờ. Nghĩa là cuối tháng tôi sẽ được trả
mười hai đôla rưỡi, trong đời tôi chưa bao giờ kiếm được nhiều tiền đến thế
một lần. Họ muốn biết tên các vật dụng trong bếp, vì nếu không biết tên các
vật dụng bằng tiếng Anh thì làm cách nào tiến thân được trong đời? Họ cầm
từng thứ vật dụng rồi tôi đánh vần tên và viết lên một mẩu giấy. Họ cười lắc