em suy đoán đi. Mỗi ngày ở trường ra thầy cô đó làm gì? Thầy cô đó đi
đâu?
Các em biết mà. Dạy học xong thầy giáo về thẳng nhà. Mang theo một
cặp đầy bài làm để sửa. có thể thầy uống với vợ một ly trà. Ồ, không đâu.
Các thầy giáo không bao giờ uống rượu. Các thầy giáo đâu có sống kiểu đó.
Họ không bao giờ đi chơi đi bời. Có thể họ xem xi nê vào cuối tuần. Họ ăn
tối. Họ cho con nhỏ đi ngủ. Họ xem tin tức trước khi an vị để sửa bài. Mười
một giờ tối họ uống một ly trà nữa hay một ly sữa nóng để dễ ngủ. Rồi họ
thay đồ ngủ, hôn vợ rồi thiếp đi.
Đồ ngủ của thầy giáo toàn bằng vải bông thôi. Thầy giáo làm gì với thứ
đồ ngủ bằng lụa chứ? À, không đâu, thầy giáo không bao giờ ngủ khỏa
thân. Hễ anh đề cập tới khỏa thân là học trò kinh ngạc ngay. Này bồ, bồ có
hình dung nổi vài ông thầy ở trường mình khỏa thân không? Những câu
như thế này luôn làm cả lớp cười ồ. Tôi tự hỏi phải chăng hcusng đang ngồi
đó hình dung xem tôi khỏa thân trông ra sao.
Trước khi thiếp vào giấc ngủ thầy giáo nghĩ đến chuyện gì ư?
Trước khi thiếp vào giấc ngủ, khoan khoái trong bộ đồ ngủ bằng bông
ấm áp, mọi ông hầy chỉ nghĩ đến chuyện ngày mai sẽ dạy gì thôi. Thầy giáo
là những người đàng hoàng, mực thước, đầy ý thức trách nhiệm, tận tâm, họ
không khi nào gác chân lên người nằm bên cạnh. Thầy giáo bị liệt từ rốn trở
xuống mà.
Năm 1974 là năm thứ ba tôi dạy ở trường trung học Stuyvesant, tôi
được mời dạy môn sáng tác. Môn này mới. Ông Roger Goodman bảo: Anh
dạy được mà.
Tôi chẳng biết gì hết về sáng tác hay dạy sáng tác. Roger bảo: Anh đừng
lo. Cả nước này có hàng trăm giáo viên và giáo sư dạy sáng tác mà phần lớn
chưa từng công bố được lấy một chữ nào.
Thế mà anh, Bill Ince – người kế nhiệm của Roger – nói, anh đã có bài
công bố nơi này nơi kia rồi. Tôi trả lời ông ta rằng vài ba bài trên The
Village Voice, Newsday và một tạp chí đã chết ngoẻo ở Dublin đâu chứng tỏ
tôi đủ tư cách dạy sáng tác. Rồi mọi người sẽ đều biết cả rằng tôi dạy sáng
tác gì mà không phân biệt nổi bàng quang với bàng quan. Nhưng tôi nhớ