đấy thôi. Bà ấy giống cha cố trong truyện của James Joyce toàn nói về địa
ngục. Thầy có tin cái điều vớ vẩn ấy không, thầy McCourt?
Thầy không biết phải tin gì, ngoại trừ mình không phải sinh ra trên đời
này để thành người Công giáo hay người Ireland hoặc thành kẻ ăn chay hay
gì khác. Đó là tất cả những gì thầy biết, Sylvia ạ.
Khi thảo luận với học trò quyển A Portrait of the Artist As a Young Man
tôi mới biết là chúng mù tịt về bảy tội trọng. Đứa nào cũng ngơ ngác. Tôi
viết lên bảng: kiêu căng, tham lam, tà dâm, nóng vội, tham ăn, ganh ghét,
lười biếng. Nếu các em không biết thì các em thoải mái thế nào được?
Vâng, có thể, nhưng thưa thầy McCourt, chuyện này liên quan gì đến
sáng tác ạ?
Quan trọng bậc nhất đấy. Không cần phải nghèo, theo đạo Công giáo và
là người Ireland thì ta mới hổ, chính sự khổ sở sẽ cung cấp cho ta chất liệu
để viết lách và lý do bào chữa cho chuyện say sưa. Khoan. Thầy rút lại. Bỏ
chuyện say sưa đi.
Năm tôi bốn mươi chín tuổi thì vợ chồng tôi chia tay nhau, lúc ấy
Maggie lên tám. Tôi bị khánh kiệt, phải ngủ nhờ hết nhà người bạn này đến
nhà bạn khác ở Brooklyn và Manhattan. Việc dạy học buộc tôi quên buồn
đau. Tôi có thể gào lên khi nâng ly bia ở quán Gas House hay Lion's Head,
nhưng trong lớp tôi phải dạy cho có kết quả.
Có lúc tôi định vay tiền Quỹ hưu của giáo viên để thuê một căn hộ sẵn
giường tủ, bàn ghế. Trong khi chờ đợi Yonk Kling mời tôi về tá túc trong
căn hộ ông thuê trên đường Hicks, gần đại lộ Atlantic.
Yonk là một họa sĩ kiêm phục chế ở tuổi lục tuần. Ông là người vùng
Bronx, nơi mà cha ông từ là một bác sĩ cực đoan về chính trị. Bất cứ nhà
hoạt động cách mạng hay vô chính phủ nào ghé qua New York đều được
bác sĩ Kling hân hoan mời ăn tối và ngủ lại đêm. Trong Thế chiến thứ hai
Yonk phụ trách ghi sổ sách các mồ mả. Sau mỗi trận đánh ông lo thu nhặt
xác hay mảnh xác người trong vùng giao tranh. Ông bảo tôi rằng ông không
hề muốn cầm súng, nhưng việc nhặt xác người còn khủng khiếp hơn nhiều,
nên ông thường có ý muốn xin chuyển sang bộ binh; ở đây anh chỉ phải