Tôi ăn chiếc bánh mì kẹp ấy.
Đó là hành xử đầu tiên của tôi trong lớp. Cái miệng đầy bánh của tôi thu
hút sự chú ý của cả lớp. Chúng trố mắt nhìn tôi, ba mươi bốn học sinh trai
gái, sàn sàn mười sáu. Tôi có thể thấy nét thán phục nơi những đôi mắt, lần
đầu tiên trong đời chúng một ông thầy đã nhặt bánh mì từ nền nhà lên rồi
điềm nhiêm ăn trước cả lớp. Thầy bánh mì kẹp. Thuở nhỏ ở Ireland chúng
tôi từng hâm mộ một ông thầy ngày nào cũng gọt táo ăn, rồi thưởng cho
những đứa học trò giỏi dây vỏ táo dài ngoằng. Còn lũ học sinh của tôi ở đây
chăm chú nhìn dầu ô liu nhỏ từ cằm tôi xuống chiếc ca vát hai đôla mua ở
hiệu Ông-Klein-ở-góc-phố.
Cậu Petey nói: Ây, thầy ơi, bánh mì thầy xực là của em đấy.
Cả lớp liền bảo: Im mồm. Mày không thấy thầy đang ăn sao?
Tôi liếm mấy ngón tay, “ừm” một tiếng, rồi vo tròn bao lẫn giấy sáp
búng vào sọt rác. Cả lớp hoan hô. Chúng nói: Wow, cực kỳ, chu cha. Thấy
chưa. Thầy xực bánh mì. Thầy ném trúng sọt rác. Wow.
Dạy học là vậy ư? Đúng thế, Wow. Tôi thấy mình chẳng khác một người
hùng. Tôi đã ăn miếng bánh. Tôi đã ném trúng sọt rác. Tôi cảm thấy sẽ làm
được mọi chuyện với lớp học này. Tôi nghĩ tôi đã nắm được chúng trong
tay. Quá tuyệt, ngoại trừ tôi không biết tiếp theo phải làm gì. Tôi đến đây để
dạy học và tự hỏi làm cách nào chuyển từ tình huống bánh mì kẹp sang viết
chính tả, văn phạm, tập làm văn hoặc bất cứ gì khác liên quan đến môn Anh
văn tôi sắp dạy.
Lũ học trò của tôi cười cho đến khi thấy khuôn mặt ông hiệu trưởng
hiện ra nơi khung cửa. Cặp lông mày sâu róm nhướng lên giữa trán làm
thành một câu hỏi. Ông mở cửa rồi làm hiệu gọi tôi ra. Ta trao đổi một chút
được chứ, thầy McCourt.
Petey thì thầm: Ê, thầy ơi. Đừng lo chuyện bánh mì. Đằng nào em cũng
không muốn ăn mà.
Lũ học trò nói: Đúng thế, đúng thế, theo cái lối cho thấy chúng đứng về
phía tôi, nếu tôi gặp rắc rối với ông hiệu trưởng, kinh nghiệm đầu tiên của
tôi về tình đoàn kết thầy-trò. Trong giờ học bọn chúng có thể mánh khóe và