Em đang đẩy chiếc xe trẻ con chở thằng cháu Malachy
[19]
, lúc ấy còn
nhỏ xíu, chưa đầy hai tuổi. Cu Frank chạy lót tót cạnh em. Trước cửa hiệu
Todd trên đường O’Connell, một chiếc xe màu đen dài ngoằng dừng trên
vỉa hè, rồi một bà sang trọng mặc áo lông, đeo đầy nữ trang bước xuống.
Chẳng phải bà ta nhìn vào chiếc xe trẻ con, lại còn hỏi mua cháu Malachy
liền tại chỗ đấy thôi. Chị có thể hình dung rằng em hoảng vía thế nào: một
bà muốn mua cháu Malachy tóc vàng óng, má đỏ hây hây và những chiếc
răng bé tí dễ thương trắng như ngọc trai. Cháu nằm trong xe, thật đáng yêu
hết sức, phải xa cháu thì em đến đứng tim mà chết mất. Với lại, nhà em sẽ
bảo sao nếu em về nhà, nói rằng đã bán con rồi? Thành ra em đáp: Tôi
không bán! Bà nọ trông mới buồn bã làm sao, khiến em cũng mủi lòng.
Lớn lên, nghe chuyện này cả trăm lần, tôi mới nói với mẹ rằng lẽ ra mẹ
nên bán em Malachy, vì những người còn lại sẽ được ăn nhiều hơn. Mẹ đáp:
Ấy, mẹ bảo muốn bán con đấy chứ, nhưng bà nọ không chịu mua.
Đám nữ sinh nói: Ối giời, thưa thầy McCourt, mẹ thầy không nên nói
thế với thầy chứ. Ai lại đi bảo muốn bán con bao giờ. Thầy đâu xấu xí gì
lắm.
Đám con trai nói: Ờ, thầy cũng đâu được như tài tử Clark Gable. Thưa
thầy McCourt, chúng em đùa thôi mà.
Mea culpa.
Năm tôi sáu tuổi, ông thầy ở Ireland bảo tôi là một đứa hư đốn. Mày là
một thằng rất hư đốn. Ông bảo hết thảy lũ con trai trong lớp đều rất hư đốn.
Ông lưu ý chúng tôi về từ “rất” mà ông chỉ dùng trong những trường hợp
đặc biệt như lần này. Nếu chúng tôi dám dùng từ này trả lời câu hỏi hay tập
làm văn thì ông sẽ cạo cho bằng thích. Còn lần này thì là quá đúng. Để thấy
chúng tôi hư đốn nhường nào. Ông chưa từng gặp một mớ hổ lốn đến thế;
ông tự hỏi dạy đám hư đốn, óc bã đậu như chúng tôi để làm gì. Đầu óc
chúng tôi chứa toàn những thứ nhảm nhí của Mỹ từ rạp xi nê Lyric. Chúng
tôi phải cúi đầu, đấm ngực mà rằng Mea culpa, mea culpa, mea maxima
[20]
Tôi cứ tưởng thế là xin lỗi, cho tới khi ông viết trên bảng “Mea
culpa. Lỗi tại tôi”. Ông bảo rằng người ta sinh ra đã mang sẵn Tội Tổ