anh; anh sẽ muốn biết: chẳng lẽ tất cả chỉ có thế này ư? Anh nên nhớ: nếu
đó là thế giới của anh thì anh là một đứa trong bọn chúng, một đứa choai
choai. Anh sống trong hai thế giới. Ngày này qua ngày khác anh sống với
chúng, nhưng Mac ạ, anh sẽ không bao giờ biết được điều đó tác động gì tới
đầu óc của anh. Mãi mãi là một cậu choai choai. Cứ đến tháng Sáu là lại:
Tạm biệt thầy, rất vui được học thầy, tháng Chín này em gái của em sẽ tới
học thầy. Nhưng Mac ạ, còn một điều khác nữa. Trong lớp học nào cũng
luôn thường xuyên xảy ra những chuyện này chuyện nọ. Chúng buộc anh
phải sẵn sàng phản ứng. Anh sẽ hớn hở. Anh sẽ không bao giờ già đi, song
hiềm một nỗi đầu óc anh có thể sẽ mãi mãi là của một đứa choai choai. Cái
ấy mới thật là vấn đề, Mac ạ. Anh quen ăn nói với lũ trẻ ở tầm của chúng
rồi, nên khi vào quán bar làm ly bia, anh quên mất cách trò chuyện với bạn
bè, khiến họ trố mắt nhìn anh. Họ nhìn anh như thể anh mới đến từ một
hành tinh lạ, và họ có lý. Ngày này qua ngày khác trong lớp học có nghĩa là
anh ở trong một thế giới khác đấy, Mac ạ.
Thế, thưa thầy, thầy đến đất Mỹ như thế nào cơ ạ?
Tôi kể cho chúng biết về buổi đầu tôi đến đất Mỹ năm mười chín tuổi;
không có chút gì ở tôi, trên người tôi, trong đầu óc tôi hay trong chiếc vali
cho thấy là ít năm sau, mỗi ngày tôi sẽ đương đầu với năm lớp học sinh
choai choai New York.
Thầy giáo ư? Tôi chẳng bao giờ dám mơ có thể thăng tiến cfao đến thê
trong thế giới này.
Ngoài quyển sách trong vali, mọi thứ tôi mặc trên người hay mang từ
tàu xuống đều là hàng cũ mua lại. Ngay cả trong đầu óc tôi cũng toàn là
những thứ học lại qua người khác: giáo lý, lịch sử đau thương của nước
Ireland, những lời than vãn dài dòng về nỗi thống khổ và tinh thần tử vì
đạo
[23]
mà các cha cố, thầy cô và bố mẹ nhồi nhét vào đầu đám trẻ chúng
tôi, vì họ chẳng biết làm gì hay hớm hơn.
Bộ comlê nâu tôi mặc là mua lại của tiệm cầm đồ Parker Tọc mạch trên
đường Parnell ở Limerick. Mẹ tôi đã phải mặc cả đấy. Lão Tọc mạch đòi